|
[Đăng ngày
18/03/2023]
Tháng hành động
"Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới"
Tháng hành động
vì an toàn thực phẩm năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 15/4 đến 15/5/2023 trên phạm
vi toàn quốc với chủ đề “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình
mới”.
Cục
An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa ban hành kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì
an toàn thực phẩm” năm 2023.
Mục tiêu của Tháng hành động nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức Đảng, cán
bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; đề cao vai
trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi
pháp luật về an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm
an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an
toàn thực phẩm.
Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường
thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên
quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất,
kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm.
Đồng thời, nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ
chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật
về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm giao các bộ: Y tế, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương phối hợp với các bộ, ngành liên
quan tổ chức 6 đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại 12 tỉnh, thành
phố: Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Định, Quảng Ngãi, An Giang, Đồng Tháp, Hà Nội,
Hải Dương, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Hậu Giang.
Bên cạnh 6 đoàn liên ngành trung ương, các bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Công Thương giao các đơn vị chức năng thanh tra, kiểm tra đột xuất
tại các tỉnh, thành phố nhằm triển khai hiệu quả Tháng hành động vì an toàn
thực phẩm năm 2023.
Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm cũng yêu cầu công tác
kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề tồn tại trong
quản lý, những vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh,
quảng cáo thực phẩm.
Cùng với đó, công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về an toàn
thực phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh,
quảng cáo thực phẩm trái pháp luật.
Trong quá trình kiểm tra, kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục kiến
thức, pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng
đồng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Nguồn:
khanhhoa.gov.vn
[Đăng ngày
13/01/2023]
[Đăng ngày
06/01/2023]
[Đăng ngày
06/09/2022]
QĐCT kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp "Tết Trung thu năm 2022" trên địa bàn xã Đại Lãnh
QĐCT 192.signed.pdf
[Đăng ngày
26/08/2022]
Ngộ độc Methanol-
dấu hiện nhận biết sớm và cách sơ cứu
Theo Bộ Y tế,
Methanol là một loại cồn công nghiệp, có công thức hóa học là CH3OH. Methanol
được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm sơn, làm dung môi như sơn,
dung dịch tẩy rửa, chất chống đông lạnh. Các sản phẩm có chứa methanol bao gồm
chất lỏng rửa kính chắn gió, chất chống đông đường khí, chất tẩy rửa bộ chế hòa
khí, chất lỏng máy sao chép, nước hoa, nhiên liệu hâm nóng thức ăn và các loại
nhiên liệu khác…
Methanol chỉ được sử dụng với một lượng rất nhỏ trong các
dung dịch công nghiệp chứ không được dùng làm rượu thực phẩm như ethanol vì có
độc tính cao (Được biết đến như là rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay
cồn. Đây là một hợp chất hữu cơ dễ cháy, không màu. Là một trong các rượu thông
thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn.).
Methanol được hấp
thu nhanh chóng và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, thể tích phân bố 0,7 L/kg,
không gắn với protein huyết tương; phần lớn được chuyển hóa qua gan nhưng chậm.
Bản thân chất methanol tác dụng giống ethanol (các biểu hiện kiểu say rượu)
nhưng sau đó methanol chuyển hóa thành acid formic, sau đó thành fomate, gây
nhiễm toan chuyển hóa, gây độc với các tạng, đặc biệt là thần kinh và thị giác,
có thể đe dọa tính mạng.
Khi trong rượu
uống có cả ethanol và methanol thì chuyển hóa gây độc của methanol xuất hiện
chậm hơn và biểu hiện nhiễm độc muộn, có thể bị bỏ sót giai đoạn ngộ độc thực
sự về sau của methanol do chú ý hơn vào triệu chứng ngộ độc kiểu ethanol.
Ngộ độc methanol thường nặng, dễ gây tử vong nếu không
được phát hiện kịp thời và điều trị tích cực. Với các ca ngộ độc rượu có chứa
methanol, điều đáng buồn là vẫn thường xuyên xảy ra trên toàn thế giới liên
quan đến việc tiêu thụ rượu bất hợp pháp. Cần lưu ý rằng những vụ ngộ độc như
vậy thường xảy ra do pha methanol vào rượu mạnh (chủ yếu được tìm thấy trên thị
trường bất hợp pháp).
Uống rượu pha từ
cồn công nghiệp, methanol (các loại rượu không rõ nguồn gốc) hoặc vô tình/ cố ý
uống các dung môi, cồn công nghiệp, cồn sát trùng có thể dẫn đến ngộ độc
methanol...
Các triệu chứng
nhiễm độc Methanol thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau uống nhưng có thể
muộn hơn tuỳ thuộc vào số lượng mà người bệnh uống, người bệnh có uống cùng
ethanol hay không (xuất hiện triệu chứng chậm hơn).
Ngộ độc methanol
thường có 2 giai đoạn, giai đoạn kín đáo trong vòng vài giờ đến khoảng 30 giờ
(ức chế thần kinh nhẹ, an thần, vô cảm) và sau đó là giai đoạn ngộ độc rõ.
Những biểu hiện thường gặp là:
- Thần kinh:
Nhiều bệnh nhân khi đến bệnh viện còn tỉnh táo nhưng rất đau đầu, chóng mặt sau
đó có thể gặp các triệu chứng: quên, bồn chồn, hưng cảm, ngủ lịm, lẫn lộn, hôn
mê, co giật. Khi ngộ độc nặng có thể có xuất huyết hoặc nhồi máu nhân bèo, tụt não.
- Mắt:
Lúc đầu nhìn bình thường, sau đó 12-14h nhìn mờ, nhìn đôi, cảm giác như có mây
che trước mắt, sợ ánh sáng, đau mắt, giảm hoặc mất thị lực, ảo thị…
- Các di chứng
thần kinh: Rối loạn ý thức, hôn mê, hội chứng Parkinson, thiếu
hụt nhận thức, viêm tủy cắt ngang, bệnh lý đa dây thần kinh, teo đĩa thị giác,
giả liệt vận nhãn…
- Tim mạch:
Giãn mạch, tụt huyết áp và suy tim.
- Hô hấp:
Thở yếu, ngừng thở; thở nhanh, sâu nếu có nhiễm toan chuyển hóa.
- Tiêu hóa:
Viêm dạ dày xuất huyết, viêm tụy cấp biểu hiện đau thượng vị, nôn, tiêu
chảy. Ngộ độc trung bình hoặc nặng có thể thay đổi chức năng gan.
- Thận:
Suy thận cấp, biểu hiện đái ít, vô niệu, nước tiểu đỏ hoặc sẫm màu nếu có tiêu
cơ vân.
Ngoài ra, bệnh
nhân còn có thể bị đau lưng, thân mình, cứng gáy (giống xuất huyết màng não),
cứng cơ, da có thể lạnh, vã mồ hôi.
Để sơ cứu cho
người nghi bị ngộ độc Methanol, trước hết, cần phải tuân theo các cách thức sơ
cấp cứu nói chung cho người bệnh ngộ độc. Chỉ thực hiện dưới sự chỉ định và
giúp đỡ của nhân viên y tế hoặc sau khi đã gọi điện tới Trung tâm Chống độc hay
đường dây nóng tư vấn về ngộ độc Methanol để được các cán bộ chuyên trách hướng
dẫn.
Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) đã khuyến cáo về việc ngộ độc Methanol: “Nguyên tắc điều trị chính
khi bị ngộ độc Methanol là phòng ngừa hơn nữa sự chuyển hóa của chất Methanol,
chế ngự những điều bất thường của sự trao đổi chất và thực hiện chăm sóc hỗ trợ
khác. Sự chuyển hóa có thể được ngăn chặn bằng việc cho uống ethanol hoặc
fomepizole. Các biện pháp hỗ trợ có thể bao gồm việc chế ngự nhiễm axit bằng
chất carbonat axit natri, đặt ống và hô hấp bằng máy, sử dụng biện pháp đào
thải ra ngoài cơ thể như thẩm phân máu”.
Cách điều trị dứt
điểm duy nhất khi bị ngộ độc Methanol là thẩm phân máu. Thẩm phân máu giúp duy
trì cân bằng hóa học của cơ thể - kể cả các chất như ka-li, natri, clorua và
giúp kiểm soát huyết áp của người bệnh. Do đó, nếu bị ngộ độc Methanol, cần thu
xếp chuyển ngay người bệnh tới một bệnh viện lớn có thiết bị thẩm tách máu. Đây
là thời điểm cực kỳ quan trọng đối với trường hợp khẩn cấp đe dọa đến tính mạng
người bệnh.
Xử trí người bệnh
ngộ độc Methanol cũng giống như xử trí người bệnh cấp cứu nói chung: Nhanh
chóng loại bỏ chất độc và dùng thuốc giải độc đặc hiệu nếu có, hồi sức các chức
năng sống, khi đã xuất hiện các triệu chứng lâm sàng thì các biện pháp hồi sức
trở thành quan trọng hàng đầu; Cần hồi sức ngay trước khi tiến hành loại trừ
chất độc và để cho việc loại trừ chất độc được thực hiện an toàn, đặc biệt là
phải đảm bảo hô hấp và tuần hoàn ổn định; Gọi trung tâm chống độc gần nhất để
được hỗ trợ.
Để không ngộ độc
methanol do rượu, cách tốt nhất để phòng ngộ độc là không uống rượu. Trường hợp
không thể từ chối thì uống hạn chế và chỉ uống rượu có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng, không uống các loại rượu trôi nổi, rượu giả, rượu không chứng minh được
nguồn gốc xuất xứ.
Theo Nguồn Cổng điện tử Sở Y tế Khánh Hòa
[Đăng ngày
06/04/2022]
KH kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp tết Nhâm dần và mùa lễ hội xuân năm 2022 trên địa bàn xã
KH 313.signed.pdf
[Đăng ngày
16/02/2022]
Tăng cường công tác
truyền thông đảm bảo an toàn thực phẩm
Năm 2021, theo báo
cáo của Bộ Y tế, đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, trình Chính phủ
ban hành Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 7/9/2021 về việc thí điểm thực hiện thanh
tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) tại huyện, quận, thị xã, thành phố
của 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; xây dựng dự thảo Tờ trình, dự thảo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện thanh tra chuyên
ngành ATTP tại huyện, quận, thị xã, thành phố của 9 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, tổng hợp góp ý của các Bộ/ ngành, địa phương và đã gửi Bộ Tư pháp
thẩm định.
Hoạt động truyền
thông trên các phương tiện thông tin đại chúng đã được đẩy mạnh với nhiều hình
thức phong phú, đa dạng, đặc biệt tật trung vào dịp tết Nguyên đán Tân Sửu,
Tháng hành động vì ATTP, mùa bão lũ, tết Trung thu…tổ chức tháng hành động vì
ATTP với chủ đề “Đảm bảo ATTP, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình
mới” và đã trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo tổng kết tháng hành động; xây dựng
các thông điệp để tuyên truyền trên Đài Truyền hình Việt Nam, đài Tiếng nói
Việt Nam; xây dựng “Khuyến cáo về dinh dưỡng tại nhà và khu cách ly cho người
mắc Covid-19”, “ Thực đơn tham khảo cho người mắc Covid-19 tại nhà và khu cách
ly”; bảo đảm ATTP và chế độ dinh dưỡng cho người lao động, cán bộ tham gia công
tác phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp,
khu cách ly; đảm bảo ATTP 4 hoạt động và sự kiện lớn.
Tiếp tục đẩy mạnh
công tác thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm về ATTP; trong năm 2021, Bộ Y tế đã xử
phạt 60 cơ sở với 83 hành vi vi phạm, tổng số tiền phạt là 3.962.002.300 đồng,
xử phạt trung bình 66,03 triệu đồng/ 01 cơ sở (so với cùng kỳ năm 2020, số cơ
sở xử phạt trong năm 2021 thấp hơn, tuy nhiên tổng tiền xử phạt tăng, xử phạt
trung bình gần 10 triệu đồng/ 1 cơ sở; năm 2020 xử phạt 65 cơ sở với 78 hành vi
vi phạm; tổng số tiền phạt 3.546.618.715 đồng, xử phạt trung bình 54,5 triệu
đồng/ 1 cơ sở).
Về tình hình ngộ
độc thực phẩm, năm 2021, toàn quốc ghi nhận 81 vụ ngộ độc thực phẩm là, 1.942
người mắc và 18 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2020, số vụ giảm 55 vụ
(40,4%), số mắc giảm 1.040 người (34,9%), số tử vong giảm 12 người (40%).
Tại tỉnh Khánh
Hòa, trong năm 2021 đã xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm làm 8 người mắc
trong đó có 03 trường hợp tử vong (01 vụ ngộ độc do độc tố tự nhiên từ cóc
làm 01 người tử vong và 01 vụ ngộ độc Methanol từ cồn công nghiệp làm 02 người
tử vong). Đã thành lập 13 đoàn kiểm tra, giám sát về
an toàn thực phẩm ở 89 cơ sở. Qua thanh kiểm tra,
có 06 cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ 6,74%; Ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính 04 cơ sở với số tiền 83.500.000 đồng…
Triển khai kế
hoạch năm 2022, toàn ngành y tế triển khai Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày
7/9/2021 về việc thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành ATTP tại huyện,
quận, thị xã, thành phố của 9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; triển khai
và hướng dẫn địa phương thực hiện Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 115/2018/NĐ-CP
ngày 4/9.2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP.
Tăng cường công
tác tuyên truyền về ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng tập
trung trong dịp tết Nguyên đán năm 2022, trong mùa bão lũ, tết Trung thu, tết
Dương lịch…; Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các
vi phạm; Tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nội dung về ATTP trong
Chương trình Sức khỏe Việt Nam được phê duyệt tại Quyết định số 1092/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ngày 02/9/2018.
Theo Nguồn Cổng điện tử Sở Y tế Khánh Hòa
[Đăng ngày
15/01/2022]
Kết quả công tác an
toàn vệ sinh thực phẩm năm 2021
Vừa qua, Sở Y tế
Khánh Hòa tổ chức hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2021 và triển khai kế
hoạch năm 2022. Đến dự có đồng chí Đinh Văn Thiệu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Đối với công tác
an toàn thực phẩm, trong năm 2021, toàn tỉnh đã xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm
làm 8 người mắc trong đó có 03 trường hợp tử vong (01 vụ ngộ độc do độc tố tự
nhiên từ cóc làm 01 người tử vong và 01 vụ ngộ độc Methanol từ cồn công nghiệp
làm 02 người tử vong).
Báo cáo của Bộ Y
tế về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, năm 2021 cả nước ghi nhận 81 vụ ngộ
độc thực phẩm lớn với 1.942 người mắc và 18 trường hợp tử vong, giảm cả về số
vụ (40,5%); số người mắc (34,9%) và số người tử vong (40%) so với năm 2020.
Năm 2021, Chi cục
An toàn vệ sinh thực phẩm đã cấp 135 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
thực phẩm; 09 giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm; tiếp nhận 69 hồ sơ
tự công bố sản phẩm.
Thực hiện theo Kế hoạch thanh tra, năm 2021 đã thành
lập 13 đoàn kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm ở 89 cơ sở. Qua thanh kiểm
tra, có 06 cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ 6,74%; Ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính 04 cơ sở với số tiền 83.500.000 đồng…Trong quá trình kiểm tra, các Đoàn
kiểm tra đã thực hiện lấy mẫu để thực hiện công tác giám sát chất lượng. Lấy 35
mẫu bề mặt bao bì sản phẩm thực phẩm đông lạnh nhập khẩu sản phẩm (thịt, thủy
sản đông lạnh) tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh nhập khẩu để xét
nghiệm vi rút SARS-CoV-2. Kết quả xét nghiệm tất cả đều âm tính với vi rút
SARS-CoV-2.
Tổ chức giám sát
mối nguy ô nhiễm đối với 212 mẫu thực phẩm của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống, thức ăn đường phố; các nhóm thực phẩm bao gói sẵn thuộc thẩm quyền quản
lý của ngành Y tế đang lưu thông trên thị trường tỉnh Khánh Hòa.
Năm 2021 do tình
dình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nên thay đổi
hình thức tuyên truyền từ trực tiếp sang hình thức gián tiếp như thông qua
website, báo, đài, tờ rơi, tờ gấp.. với các nội dung tập trung vào dịp tết
Nguyên đán Tân Sửu, Tháng hành động vì An toàn thực phẩm, mùa bão lũ, tết Trung
thu.., tổ chức Tháng hành động vì An toàn thực phẩm với chủ đề “Đảm bảo an toàn
thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới”,
“Khuyến cáo về dinh dưỡng tại nhà và khu cách ly cho người mắc Covid-19”, đảm
bảo an toàn thực phẩm và chế độ dinh dưỡng cho người lao động, cán bộ tham gia
công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn
uống, cơ sở kinh doanh thực phẩm tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng
tiện lợi trên địa bàn tỉnh....
Kế hoạch năm 2022,
Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa đưa ra đối với công tác an toàn thực phẩm: tăng cường
công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại
chúng tập trung trong dịp tết Nguyên đán năm 2022, trong mùa bão lũ, tết Trung
thu, Tết Dương lịch…..Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm của ngành Y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, phường,
thị trấn đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành
nhằm kiểm soát tốt hơn nữa công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ
sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
Theo
Nguồn Cổng điện tử Sở Y tế Khánh Hòa
[Đăng ngày
05/01/2022]
KH kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp tết Nhâm dần và mùa lễ hội xuân năm 2022 trên địa bàn xã KH 184.signed.pdf
[Đăng ngày
25/06/2021]
Thực hiện Kế hoạch số 265/KH-BCĐTƯATTP ngày 09/3/2021 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm; ngày 18/3/2021, Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch số 979/KH-BCĐLNVSATTP về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với chủ đề “Đảm bảo An toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới”.
Ngày 16/4/2021, Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Khánh Hoà phối hợp với huyện Diên Khánh tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2021. Hơn 100 đoàn viên, thanh niên và các sở, ban, ngành liên quan tham gia lễ phát động.
Những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Khánh Hoà, Sở Y tế đã phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh. Qua đó, vận động toàn thể nhân dân, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội tích cực tham gia phòng, chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm và lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Tháng hành động nhằm tăng cường công tác thông tin, truyền thông về ATTP, đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP. Theo đó, các cấp sẽ đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến đảm bảo an toàn điều kiện vệ sinh, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, thực phẩm; vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; phổ biến kiến thức, tăng cường trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm theo quy định của pháp luật; vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn, nói không với thực phẩm giả, kém chất lượng; dùng đúng thực phẩm để bảo vệ sức khỏe…
Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm nhằm giảm thiểu ngộ độc do thực phẩm không an toàn; nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP...
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, Ban chỉ đạo sẽ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc đảm bảo ATTP trên địa bàn quản lý; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về ATTP tại địa phương; công tác kiểm tra về ATTP. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, Ban chỉ đạo sẽ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP được quy định tại Luật ATTP và các văn bản liên quan. Cùng với đó, các đoàn sẽ kiểm tra thực tế nơi sản xuất, kinh doanh, chế biến của cơ sở; đồng thời tiến hành lấy mẫu kiểm tra khi thấy nghi ngờ… Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện các đơn vị, cá nhân vi phạm sẽ xử lý nghiêm, có thể áp dụng hình thức đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, tịch thu tang vật, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm vi phạm.
Năm 2020, toàn tỉnh thành lập 172 đoàn kiểm tra, có hơn 5.500 cơ sở thực phẩm trên địa bàn tỉnh được thanh tra, kiểm tra. Có 3.753 cơ sở thực phẩm trên địa bàn tỉnh được thanh tra, kiểm tra; phát hiện có 319 cơ sở có hành vi vi phạm, đã xử phạt vi phạm hành chính 05 cơ sở với tổng số tiền phạt là 52 triệu đồng với hành vi: không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, không niêm yết giá hàng hóa, niêm yết giá hàng hóa không rõ ràng, quy định ghi nhãn hàng hóa, cống rãnh thoát nước thải khu vực chế biến bị ứ đọng, không được che kín, thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn, không thực hiện chế độ kiểm thực ba bước theo quy định của pháp luật.
Tổng số mẫu thực phẩm xét nghiệm là 229 mẫu, trong đó:
- Xét nghiệm tại labo là 117 mẫu thực phẩm gồm nem chua, xác định hàm lượng Natri benzoat; sữa bắp và trà sữa xét nghiệm Clostridium perfringens, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Steptococci faecal, Escherichia coli, Coliforms, Pb; hạt khô (hạt bí, dưa, bắp), cà phê, muối ớt các loại, gạo, trà, các sản phẩm từ thịt phối trộng (há cảo, chả ram), bò khô, chả lụa, nem chua, mực tươi cấp đông, tôm tươi cấp đông, nước mắm, chả cá, hải sản ăn liền (mực tẩm gia vị, cá tẩm, rong biển sấy), rong nho muối,... xét nghiệm các chỉ tiêu Escherichia Coli, Coliforms, Salmonella, Clostridium perfrimgens, Pb, Cd, Hg, Nấm men, nấm mốc, Cafein , Abamectin, Aflatoxin tổng số...; kết quả phát hiện 04 mẫu cà phê không đạt chỉ tiêu cafein theo hồ sơ công bố, 03 mẫu (gạo, trà, chả ram) không đạt chỉ tiêu nấm men, nấm mốc.
- Xét nghiệm nhanh 112 mẫu thực phẩm với các chỉ tiêu methanol, Focmon, Hàn the, phẩm màu kiềm, Salicylic, hypocloric, dư lượng thuốc trừ sâu, độ ôi khét của dầu mỡ và nitrat, nitrit trong thực phẩm...; kết quả 100 % mẫu thực phẩm đạt chỉ tiêu. Ngoài ra, xét nghiệm nhanh tinh bột 926 mẫu dụng cụ sạch (tô, chén, dĩa, muỗng...), kết quả có 110 mẫu không đạt (chiếm 11,88%).
Nguồn Cổng điện tử Sở Y tế Khánh Hòa
[Đăng ngày
25/04/2021]
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa vừa tiến hành kiểm tra công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Vạn Ninh, so với cùng kỳ năm ngoái, 3 tháng đầu năm nay, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn huyện giảm hơn 43%. Toàn huyện ghi nhận 19 ca mắc, tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 3 tuổi, hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Riêng xã Đại Lãnh, trong tháng 3, có 2 ca mắc. Đáng chú ý, có 1 ca nặng ở mức độ 4 - mức độ đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Hiện ca này đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh.
|
Trước nguy cơ bệnh tay chân miệng có thể bùng phát thành dịch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị huyện Vạn Ninh tăng cường các hoạt động truyền thông tuyên truyền tới người dân về các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng như thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh; đồng thời, hệ thống y tế huyện cần giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, xử lý triệt để tránh để dịch lây lan ra diện rộng…
Nguồn: Báo điện tử Khánh Hòa
[Đăng ngày
20/04/2021]
UBND xã vừa ban hành Kế hoạch triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" trên địa bàn xã năm 2021,với chủ đề: “Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới”, với mục tiêu: Tăng cường công tác truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm...
Được biết, thời gian thực hiện Kế hoạch bắt đầu từ ngày 15/4/2021 đến ngày 15/5/2021, với phạm vi triển khai: trên toàn địa bàn xã.
KH 107.signed.pdf
[Đăng ngày
24/03/2021]
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp sẽ thúc đẩy cả 3 không gian kinh tế như chỉ đạo mới đây của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Các xe vận chuyển cùng hàng hóa được khử khuẩn khi ra khỏi khu vực phong tỏa, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Ngay từ những ngày đầu năm 2021, ngành nông nghiệp liên tiếp chứng kiến những chuyến hàng xuất khẩu gạo, tôm với mức giá khả quan, thậm chí giá lô gạo xuất khẩu đầu tiên của năm lên đến 705 USD/tấn. Tuy nhiên, ngành cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn liên quan tới thị trường, nhất là khi đại dịch COVID-19 trở lại cộng đồng.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tại tỉnh Hải Dương (các khu vực bị phong tỏa), hiện nay, ngoài lượng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh thì còn dư khoảng 100.000 tấn rau, củ, quả, 20.000 tấn thịt, 8.000 tấn cá.
Tại tỉnh Quảng Ninh, lượng thủy sản khai thác được cần tiêu thụ trước và sau Tết ước khoảng 6.228 tấn. Về nuôi trồng, lượng thủy sản các loại đến kỳ thu hoạch trước và sau Tết ước khoảng 21.600 tấn. Cùng với đó là 5.529 con bò thịt tương đương 2.764 tấn, lợn 73.098 con tương đương 7.310 tấn, gà 589.340 con, 6.130.000 quả trứng, rau, củ 23.730 tấn, hơn 104 triệu bông hoa, 107 triệu chậu, cành cây cảnh, đào, quất, 1.403 tấn quả.
Trước tình hình này, tại phiên họp Chính phủ mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu cần tập trung triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2021, thúc đẩy 3 không gian kinh tế: Kinh tế trong nước với thị trường gần 100 triệu dân, kinh tế quốc tế với hội nhập được đẩy mạnh và kinh tế số. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh việc đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống.
Thủ tướng cũng yêu cầu bố trí nguồn lực và triển khai các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động bị mất việc, thiếu việc làm, giảm sâu thu nhập do đại dịch COVID-19 và khôi phục sản xuất, kinh doanh, trong đó, có giải pháp kích cầu đầu tư, giảm phí, miễn giảm một số khoản mà quy định pháp luật cho phép.
Đề xuất hàng loạt giải pháp
Nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm hàng tồn kho nông sản tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, mới đây, Bộ NN&PTNT đã đề xuất một số giải pháp.
Theo đó, đối với các địa phương đang bị ảnh hưởng trực tiếp, UBND tỉnh bị ảnh hưởng cần có văn bản chỉ đạo các ngành liên quan ưu tiên việc lưu thông hàng hóa để phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh và đề nghị các tỉnh lân cận tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa được vận chuyển sang các tỉnh tiêu thụ. Đề nghị các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tăng cường thu mua, dự trữ các sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh vào tiêu thụ tại hệ thống. Chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát đối hành vi ép giá bán nông sản để trục lợi.
Các Bộ ngành liên quan chỉ đạo các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn của các tỉnh bị phong tỏa được lưu thông, tiêu thụ bình thường. Ưu tiên xét nghiệm COVID-19 cho các lái xe vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ và có giấy xác nhận (3-5 ngày/lần) để các lái xe có thể lái xe, vận chuyển hàng hóa ra khỏi tỉnh.
Về dài hạn, UBND các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị chức năng tại địa phương và người dân thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo điều hành của Bộ về lịch mùa vụ, tình hình diễn biến thời thiết và dịch bệnh... để điều chỉnh hoạt động sản xuất phù hợp.
Đồng thời, chỉ đạo rà soát, chuyển đổi cơ cấu chủng loại, giống cây trồng theo hướng khai thác, phát huy tốt lợi thế điều kiện tự nhiên của địa phương, rải vụ thu hoạch để phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cũng như bảo đảm nguyên liệu đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi đại dịch được kiểm soát…
Bộ NN&PTNT cũng đề xuất triển khai mạnh mẽ chính sách hỗ trợ giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch như miễn giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp nông nghiệp; hỗ trợ giá điện, nước đối với các nhà máy sản xuất, kho lạnh trữ hàng và cho phép hoãn thời gian thanh toán tiền điện.
Về tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho, đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền, khuyến cáo về tình hình thương mại, cung cấp thông tin thị trường trong nước và quốc tế đầy đủ, nhanh, chính xác, cập nhật theo diễn biến dịch bệnh tới người sản xuất và doanh nghiệp. Đẩy mạnh thương mại điện tử, tiêu thụ nông sản qua kênh online giữa bối cảnh dịch bệnh người tiêu dùng hạn chế tới các cửa hàng mua bán trực tiếp.
Hiệp hội ngành hàng phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT tăng cường hỗ trợ kết nối các đơn vị sản xuất với các doanh nghiệp thu mua, phân phối nông sản lớn trong trong và ngoài nước, đặc biệt là các đơn vị thu mua lớn và có hệ thống phân phối bán lẻ rộng.
Doanh nghiệp chủ động tìm kiếm, chuyển hướng xuất khẩu sang một số thị trường mới, giảm rủi ro khi phụ thuộc vào một số ít thị trường truyền thống; tích cực khai thác cơ hội của các hiệp định thương mại tự do (FTA). Điều tiết giảm lượng hàng nhập, sử dụng hàng sản xuất trong nước, đặc biệt là những mặt hàng nông sản nhằm thúc đẩy tiêu thụ nội địa theo các chuỗi siêu thị, bán lẻ, ưu tiên tiêu thụ nông sản thực phẩm trong nước…
Bộ NN&PTNT cũng đề xuất các chính sách tài khóa hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh gây ra, như giảm thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với nguyên liệu sản xuất, giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề.
Tín hiệu khả quan từ xuất khẩu
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), năm 2020, ngành nông nghiệp đạt được nhiều kết quả rất khả quan, nhất là xuất khẩu hơn 41 tỷ USD và xuất siêu hơn 10 tỷ USD. Những ngày đầu năm 2021, những lô hàng gạo, tôm tiếp tục được xuất khẩu với giá cao.
“Từ tín hiệu khả quan này, tôi hy vọng trong năm 2021, nhóm sản phẩm lương thực thực phẩm sẽ tiếp tục phát huy đà tăng trưởng. Hiện, nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường vẫn cao, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, tập trung vào các đơn hàng có giá trị cao. Một số nước vừa ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam cũng cam kết mở cửa cho mặt hàng gạo”, ông Toản cho biết.
Ngoài ra, gỗ và sản phẩm từ gỗ được dự đoán vẫn tăng trưởng do nhu cầu của thị trường cao. Đối với mặt hàng thủy sản, tuy năm 2020 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không được như kỳ vọng nhưng năm 2021 vẫn có thể cán mốc 9 tỷ USD. “Chúng ra đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, đẩy mạnh chế biến, ví dụ sản phẩm cá tra đã có thêm nhiều mặt hàng có giá trị gia tăng lớn”, ông Toản nói.
Năm 2021, cơ hội cho mặt hàng hồ tiêu, cà phê cũng rất sáng nhờ những doanh nghiệp vừa là nhà sản xuất uy tín với các sản phẩm chế biến sâu, vừa là nhà thương mại.
Ông Toản kỳ vọng, tận dụng tốt cơ hội, đa dạng hóa thị trường, phát huy chuyển đổi số, thương mại số, chắc chắn xuất khẩu nông sản sẽ tiếp tục gặt hái nhiều kết quả khả quan trong năm 2021.
Với các FTA, ông Toản cho rằng, Việt Nam xác định phát triển sản xuất theo 3 trục sản phẩm: trục sản phẩm chủ lực quốc gia, trục sản phẩm chủ lực địa phương và sản phẩm OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm) nên dư địa để phát triển là tương đối lớn, đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của các thị trường.
Điều đáng mừng là nhiều sản phẩm đặc sản địa phương đã được công nhận, ví dụ như EU đã công nhận 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, chủ yếu là những nông sản của các vùng miền, kim ngạch xuất khẩu chưa cao những đây là tín hiệu tốt để tận dụng thúc đẩy xuất khẩu.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Toản cũng nhấn mạnh yêu cầu không được chủ quan bởi chủng biến thể của COVID - 19 sẽ là nhân tố tác động mạnh mẽ tới phát triển kinh tế, đặc biệt là chuỗi cung ứng. Bản thân các quốc gia cũng sẽ có sự thay đổi, tăng cường đầu tư cho sản xuất lương thực thực phẩm nếu dư địa vẫn còn để giảm phụ thuộc nhập khẩu, đảm bảo an ninh lương thực. Bên cạnh đó, nông sản Việt tiếp tục phải cạnh tranh với Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…
Tong lộ trình thực hiện các FTA, các rào cản thuế tuy được gỡ bỏ nhưng sẽ có những hàng rào kỹ thuật mới được dựng lên. Cùng lúc, những chính sách thương mại của các nước lớn như Mỹ chắc chắn sẽ có điều chỉnh, cần chủ động nắm rõ để thích ứng. Chưa kể, thiên tai, biến đổi khí hậu là những tác nhân có thể tác động lớn đến sản xuất kinh doanh.
“Trước những thách thức này, chúng ta cần xác định thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh với tâm thế chủ động. Ngay từ quý I/2021 không để chuỗi cung ứng bị đứt gãy do tác động của dịch COVID-19, vượt qua những khó khăn trong logistics, tình trạng container rỗng”, ông Toản nhận định.
Đồng thời, làm tốt công tác thông tin cảnh báo cho các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để chủ động thích ứng. Đa đạng hóa các hình thức phát triển thị trường, triển khai ứng dụng kinh tế số trong nông nghiệp, tháo gỡ những rào cản, những yêu cầu kỹ thuật.
Năm 2021, Bộ sẽ tập trung đàm phán để sầu riêng, bưởi, chanh leo, khoai lang được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc; tiếp tục mở rộng danh sách các nhà máy chế biến sữa được xuất khẩu sang Trung Quốc, hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để xuất khẩu chính ngạch tổ yến sang Trung Quốc...
Ngoài thị trường truyền thống, cần khai thác nhóm thị trường trong các FTA đã ký kết vì dung lượng thị trường lớn, đa dạng. Đặc biệt, năm nay, Bộ NN&PTNT có chủ trương hướng mạnh vào vào thị trường HALAL (cộng đồng những người theo đạo Hồi trên thế giới), với khoảng 2,2 tỷ người, tập trung vào các sản phẩm thế mạnh trà, cà phê, hồ tiêu, thủy sản, gạo,…
“Ngành nông nghiệp đã và đang thực hiện tái cơ cấu, tập trung đẩy mạnh xây dựng các chuỗi giá trị. Không được chủ quan, nhưng chúng ta cần giữ vững tâm thế của nước xuất khẩu nông sản hàng đầu, chưa bao giờ uy tín của Việt Nam lớn như thế trên thị trường quốc tế, chúng ta phải phát huy được cơ hội này”, ông Toản phát biểu.
Theo khanhhoa.gov.vn
[Đăng ngày
17/03/2021]
BC tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn xã Đại Lãnh
BC 77.signed.pdf
[Đăng ngày
25/02/2021]
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Khánh Hòa vừa kết thúc đợt ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) tại các cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động bảo đảm công tác y tế trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân 2021, giúp người dân đón Tết Tân Sửu an toàn, đảm bảo sức khỏe.
Ngày đầu ra quân, đoàn đã kiểm tra 2 cơ sở kinh doanh ăn uống gồm: Doanh nghiệp tư nhân Hạnh Xuân, quán Nhật Phong 3 (phường Vĩnh Thọ, TP. Nha Trang). Qua kiểm tra, 2 cơ sở đều chấp hành tốt công tác quản lý về ATTP, có đầy đủ giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; nhân viên có khám sức khỏe định kỳ, được tập huấn về ATTP; thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng... Đoàn đã test nhanh một số mẫu chén, đĩa, tô. Tại thời điểm kiểm tra, Doanh nghiệp tư nhân Hạnh Xuân chưa có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn riêng biệt; ở quán Nhật Phong 3, hố ga và khu vực sơ chế còn ẩm thấp, sàn nhà bếp xuống cấp, một số thùng rác chưa có nắp đậy, có 2/15 mẫu test nhanh không đạt. Ông Ngô Giỏi - quản lý nhà hàng Hạnh Xuân cho biết: “Từ trước tới giờ, nhà hàng có lưu mẫu nhưng lưu trong tủ lạnh đựng chung với thực phẩm khác. Thiếu sót này, nhà hàng sẽ khắc phục ngay”.
Đoàn kiểm tra thực tế tại Sailing Club.
So với những năm trước, năm nay, ý thức chấp hành các quy định về ATTP ở các nhà hàng kinh doanh ăn uống đã được nâng cao, nhiều nhà hàng thực hiện rất tốt công tác ATTP. Tại Sailing Club, qua kiểm tra, các thiết bị phục vụ chế biến thực phẩm tại nhà hàng sạch sẽ; thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được ký kết bằng hợp đồng chặt chẽ; các loại đồ uống được nhập từ các đơn vị có thương hiệu; nhân viên được tổ chức khám sức khỏe định kỳ và trang bị kiến thức về ATTP... Bà Nguyễn Thị Kim Vân - Phó Giám đốc Công ty TNHH Liên doanh Câu lạc bộ Bơi thuyền Nha Trang cho biết: “Chúng tôi luôn đặt tiêu chí ATTP lên hàng đầu. Mặc dù gặp nhiều khó khăn vì dịch Covid-19 nhưng chúng tôi vẫn luôn đảm bảo chất lượng thực phẩm, món ăn, nước uống cho khách hàng. Trong dịp Tết, vấn đề này chúng tôi sẽ càng tăng cường hơn để khách hàng khi đến nhà hàng cảm thấy đây là điểm đến an toàn, chất lượng”.
Tại nhà hàng Louisian, khi đoàn tiến hành test nhanh 20 mẫu dụng cụ muỗng, tô, chén thì tất cả đều đạt chuẩn; kiểm tra nhanh một mẫu phẩm màu trong tương ớt cho kết quả âm tính. Nhà hàng thực hiện lưu mẫu thức ăn đầy đủ theo quy định; khu vực bếp được bố trí theo nguyên tắc một chiều… Theo ông Nguyễn Thanh Hùng - Giám đốc Công ty Cổ phần quốc tế Biển xanh, nhà hàng Louisian, so với năm ngoái, lượng khách năm nay giảm 65%. Bình quân mỗi ngày, nhà hàng đón khoảng 100 khách. Vấn đề ATTP luôn được nhà hàng chú trọng, đặc biệt trong dịp lễ Tết. Những mặt hàng thực phẩm cung cấp cho nhà hàng đều có hợp đồng rõ ràng, ràng buộc về chất lượng, nguồn gốc.
Ông Nguyễn Duy Long - Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều cơ sở, nhà hàng hạn chế kinh doanh nên trong đợt ra quân này, đoàn chỉ kiểm tra 8 đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống ở TP. Nha Trang. Nhằm đảm bảo ATTP trong dịp Tết Tân Sửu, nội dung kiểm tra đợt này tập trung vào giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; giấy chứng nhận sức khỏe đối với chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, tập huấn kiến thức ATTP, bảo hộ lao động, chấp hành các quy định vệ sinh cá nhân; sổ ghi chép, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ mua bán; nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng thực phẩm đang kinh doanh... Ngoài ra, đoàn còn kiểm tra thực tế điều kiện vệ sinh môi trường, trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản thực phẩm. Qua kiểm tra, hầu hết cơ sở đã nắm bắt được Luật ATTP và thực hiện theo quy định. Đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy các cơ sở kinh doanh đã có ý thức trong việc đảm bảo ATTP. Đối với các cơ sở còn vi phạm, đoàn đã nhắc nhở, yêu cầu khắc phục trong thời gian sớm nhất, đồng thời sẽ tiến hành kiểm tra lại nếu đơn vị không khắc phục.
Hiện nay, để phòng dịch Covid-19, nhiều nhà hàng cho biết trong dịp Tết này sẽ trang bị thiết bị đo thân nhiệt khách hàng, bố trí các chai sát khuẩn rửa tay nhanh, cho nhân viên đeo khẩu trang…
Theobaokhanhhoa.vn
|
Đang online:
26
Số lượt truy cập:
1068861
|