|
[Đăng ngày
14/11/2024]
Về việc công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao đông - Thương binh va Xa hôi/UBND cấp xã 102 hc.signed.pdf
[Đăng ngày
12/09/2024]
HỘI NGHỊ TUYÊN TRUYỀN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ
Ngày 12/9/2024, Uỷ ban nhân dân xã Đại Lãnh phối hợp cùng Bảo hiểm xã hội huyện Vạn Ninh tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội cho người dân trên địa bàn xã. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo UBND xã, công chức chuyên môn, đại diện đại lý thu PVI và hơn 50 người dân trên địa bàn xã.
Người dân tham dự Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được cán bộ ảo hiểm xã hội huyện Vạn Ninh tuyên truyền, đối thoại trực tiếp, những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế (sửa đổi), những văn bản, chủ trương, chính sách mới; những vấn đề còn thắc mắc, bất cập trong thực hiện Luật BHXH, BHYT... Qua đó giúp cho nhân dân hiểu rõ hơn về BHYT, BHXH là một chính sách xã hội mang tính nhân văn, chia sẻ cộng đồng, góp phần chăm sóc sức khỏe, đỡ được gánh nặng chi phí khi không may bị ốm đau, bệnh tật, nhất là các bệnh hiểm nghèo, vượt qua những khó khăn về kinh tế.
Cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện Vạn Ninh giới thiệu các chính sách BHXH, BHYT
Thông qua buổi tuyên truyền, đã kịp thời giải đáp những thắc mắc xoay quanh việc khám, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế; việc tham gia BHYT theo hộ gia đình, BHXH tự nguyện..., hiểu hơn về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, đồng thời nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật BHXH, BHYT và tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về BHXH, BHYT. Góp phần hoàn thành mục tiêu tăng nhanh diện bao phủ BHXH cho người lao động và tiến tới thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn xã.
Thực hiện: Văn hoá - Xã hôij
[Đăng ngày
04/09/2024]
Kế hoạch Thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn xã Đại Lãnh năm 2024
Ngày 28/8/2024, Uỷ ban nhân dân xã Đại Lãnh đã ban hành Kế hoạch số 740/KH-UBND về Thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn xã Đại Lãnh năm 2024.
Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình năm 2024.pdf
[Đăng ngày
31/08/2024]
[Đăng ngày
14/08/2024]
HỘI NGHỊ TƯ VẤN, GIỚI THIỆU VIỆC LÀM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NĂM 2024
Xác định xuất khẩu lao động là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho gia đình và góp phần giảm nghèo bền vững ở địa phương. XKLĐ có tầm quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ cho gia đình và địa phương, góp phần giảm nghèo nhanh chóng và bền vững. Không những nhà nước mà chính quyền địa phương cũng rất tạo điều kiện cho người lao động với chính sách hỗ trợ vay vốn, thường xuyên vận động, tuyên truyền con em trong độ tuổi lao động nên đi xa lập nghiệp nếu chưa có việc làm ổn định. Địa phương vận động thanh niên xuất ngũ, người lao động trong độ tuổi lao động muốn kiếm tiền, kiếm kinh nghiệm và kĩ năng, thì Nhật Bản là một sự lựa chọn đúng đắn và thiết thực. XKLĐ Nhật Bản đang là xu thế tất yếu của cuộc sống. Đây là con đường giải quyết tình trạng thất nghiệp, hoặc có việc làm nhưng chỉ vừa đủ chi tiêu cho bản thân mà không dư dả.
Người lao động tham dự Hội nghị
Để đảm bảo công tác tuyên truyền đến với người dân; các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn xã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, doanh nghiệp, các công ty dịch vụ XKLĐ tổ chức tư vấn nhằm tuyên truyền cụ thể về XKLĐ.
Ngày 14/8/2024, UBND xã Đại Lãnh phối hợp với Hội Phụ nữ xã, và Công ty cổ phần Cung ứng nhân lực Hà Thành tổ chức hội nghị tư vấn và tuyên truyền xuất khẩu lao động cho người lao động trên địa bàn.
Cán bộ tuyển dụng của Công ty Hà Thành đang tư vấn, giới thiệu các thị trường lao động
Qua hội nghị, thanh niên và người lao động địa phương nắm được chính sách XKLĐ mới nhất của Nhà nước, được nghe giới thiệu rõ hơn về các thị trường lao động tại các nước, cơ chế, chính sách, cũng như quyền lợi khi tham gia xuất khẩu lao động.
Thực hiện: Văn hoá - Xã hội
[Đăng ngày
05/08/2024]
Hội Chữ thập đỏ xã Đại Lãnh ra mắt Mô hình "Thùng tiền từ thiện".
♥️♥️ Thùng tiền từ thiện được đặt tại quán Lẫu Hiền và quán Cơm Châu - thôn Đông Bắc, xã Đại Lãnh. Mô hình được ra mắt nhằm tạo nguồn Quỹ nhân đạo từ nhỏ đến lớn, lan tỏa lòng nhân ái của mỗi người dân, cùng chung tay góp phần chăm lo cho những hoàn cảnh nghèo khó, đối tượng dễ bị tổn thương.
🌹🌹 Mô hình thực hiện sẽ có hiệu quả, quản lý tốt, công khai, minh bạch nguồn thu chi. Hội CTĐ xã mong muốn tương lai sẽ được nhân rộng ra tất cả các thôn trên địa bàn xã.
Người thực hiện:P.T.Lộc
[Đăng ngày
01/08/2024]
Luật BHXH (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua với 11 Chương, 141 Điều. Theo đó, Luật có 9 nhóm điểm mới so với Luật BHXH năm 2014.
[Đăng ngày
27/07/2024]
HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 77 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH – LIỆT SĨ
(27/7/1947-27//2024)
Để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh và người có công với cách mạng đã cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, thể hiện đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Nhằm tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng cho cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công với cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Thể hiện lòng tôn vinh, tri ân và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người có công và thân nhân người có công.
Sáng ngày 25/7/2024, các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam xã, cùng các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn đã đến đặt vòng hoa và viếng Đài tưởng niệm liệt sĩ của xã nhà.
Các đồng chí lãnh đạo xã, người có công trên địa bàn dâng hương tưởng nhớ
các anh hùng liệt sĩ
Kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sỹ năm nay, UBND xã tiếp tục phát động cuộc vận động, ủng hộ quỹ "Đền ơn đáp nghĩa". Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa, được duy trì hằng năm nhằm thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, đặc biệt là góp phần giúp đỡ các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã.
Thiết thực kỷ niệm ngày TBLS, UBND xã đã tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách trên địa bàn xã; trong đó đã tặng quà của Chủ tịch nước và tỉnh là 97 suất trị giá 24.400.000 đồng. UBND xã tổ chức tặng 44 suất quà, trị giá 8.800.000 đồng.
Ngoài ra, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn cũng có những hoạt động tri ân người có công, gia đình liệt sĩ.
Sau đây là một số hình ảnh hoạt động kỷ niệm:
Đoàn thanh niên xã tặng quà cho người có công trên địa bàn
Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã tổ chức “Bữa cơm nghĩa tình” tại nhà Bà Huỳnh Thị Chi là người có công giúp đỡ cách mạng, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày.
Được sống trong cảnh đất nước hòa bình, độc lập, đời sống Nhân dân ngày càng hạnh phúc, ấm no, chúng ta càng trân trọng hơn sự hy sinh, mất mát to lớn của các anh hùng, liệt sĩ, các thương binh bệnh binh và thân nhân của họ. Phát huy những kết quả đạt được, đồng thời kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những thiếu sót trong thời gian qua, trong thời gian đến chúng ta nguyện nỗ lực, phấn đấu ra sức học tập, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác thực hiện tốt hơn nữa chức năng tham mưu quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn xã, góp phần giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Khắc ghi những lời Bác Hồ đã dạy, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã Đại Lãnh quyết tâm “Chăm lo thực hiện tốt các chính sách cho người có công với cách mạng”. Đó vừa là tình cảm, vừa là trách nhiệm của chúng ta ngày hôm nay đối với những thế hệ đi trước!
[Đăng ngày
25/07/2024]
Nghị
định số 76/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP
ngày 15/3/2021 của Chính phủ
Ngày 01/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Nghị định số số 76/2024/NĐ-CP sửa đổi mức chuẩn trợ cấp trợ giúp xã hội. Theo đó, mức chuẩn trợ giúp xã hội tăng từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng.
Việc nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội hằng tháng để bảo đảm đời sống cho nhóm đối tượng bảo trợ xã hội phù hợp Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, Hiến pháp năm 2013 và thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Việc triển khai đầy đủ các chế độ, chính sách trợ giúp xã hội đã góp phần ổn định đời sống, bảo đảm an sinh xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội, đồng thời góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội và ổn định chính trị đất nước.
Nội dung Nghị định 76/2024/NĐ-CP:
http://btxh.gov.vn/portals/0/tailieu/2024/07/admin/nd_76_cp_sua_doi_nd_20_btxh_01072024_signed.pdf
[Đăng ngày
25/07/2024]
Nghị
định số 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
75/2021/NĐ-CP của Chính phủ
Ngày 01/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.
Nghị định số số 77/2024/NĐ-CP sửa đổi mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng.
Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP về điều dưỡng phục hồi sức khỏe. Cụ thể, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ tập trung: Mức chi bằng 1,8 lần mức chuẩn/01 người/01 lần. Nội dung chi bao gồm:
a - Tiền ăn trong thời gian điều dưỡng;
b- Thuốc thiết yếu;
c- Quà tặng cho đối tượng;
d- Tham quan;
đ- Các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho đối tượng trong thời gian điều dưỡng (mức chi tối đa 10% mức chi điều dưỡng phục hồi sức khoẻ tập trung), gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, chụp ảnh, tư vấn sức khoẻ, phục hồi chức năng, sách báo, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và các khoản chi khác phục vụ đối tượng điều dưỡng.
Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng 8.367.000 đồng
Nghị định số 77/2024/NĐ-CP thay thế Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng (Phụ lục I); Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (Phụ lục II); Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh loại B (Phụ lục III).
Theo đó, mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là 2.884.000 đồng; thân nhân của 01 liệt sĩ là 2.789.000 đồng, thân nhân của 02 liệt sĩ là 5.578.000 đồng, thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên là 8.367.000 đồng.
Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng 8.367.000 đồng, phụ cấp ưu đãi hằng tháng 2.337.000 đồng.
Mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến là 2.337.000 đồng; Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày là 1.673.000 đồng.
Nghị định số 77/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Nguồn: (Molisa.gov.vn)
[Đăng ngày
22/07/2024]
Lịch sử ra đời ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7
Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7 ra đời như thế nào?
Ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL "Quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ". Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sĩ và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ.
Hoàn cảnh ra đời Ngày Thương binh-Liệt sĩ
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Với tinh thần quật cường, kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược.
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp, nhiều đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh, cống hiến xương máu, sức lực trên các chiến trường. Thấm nhuần đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc và thấu hiểu sâu sắc giá trị của sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh đối với đất nước, Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sĩ và đồng bào đã vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc hy sinh.
Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác, sau đó ít lâu được đổi thành Hội giúp binh sĩ bị thương. Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Hội.
Chiều ngày 28/5/1946, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Tổng Hội giúp binh sĩ bị nạn tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng để kêu gọi đồng bào gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các chiến sĩ bị thương tùy theo điều kiện của gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự.
Sau đó, nhiều chương trình quyên góp, ủng hộ bộ đội được phát động, đáng chú ý nhất là cuộc vận động "Mùa đông binh sĩ". Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban vận động đã họp phát động phong trào may áo trấn thủ cho chiến sĩ.
Chiều ngày 17/11/1946, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam đã tổ chức lễ xung phong “Mùa đông binh sĩ”, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông binh sĩ” trong cả nước để giúp chiến sĩ trong mùa đông giá rét với sự có mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ. Ngay tại buổi lễ, Người đã cởi chiếc áo len đang mặc để tặng lại các binh sĩ.
Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 19/12/1946, theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên, đời sống của chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách quan trọng về công tác thương binh, liệt sĩ, góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sĩ.
Ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL "Quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ". Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sĩ và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ.
Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện Chỉ thị Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn một ngày làm Ngày Thương binh-Liệt sĩ.
Tại cuộc họp này các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 là ngày “Thương binh toàn quốc”. Từ đó, hằng năm cứ vào dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều gửi thư, quà thăm hỏi, động viên, nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ. Đặc biệt, từ sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh càng quan tâm hơn đến công tác thương binh, liệt sĩ.
Từ tháng 7/1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh-Liệt sĩ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.
Sau ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27/7 hằng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh-Liệt sĩ” của cả nước.
Ý nghĩa của Ngày Thương binh-Liệt sĩ
Ngày Thương binh-Liệt sĩ có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc. Đó là:
- Thể hiện sự tiếp nối truyền thống “hiếu nghĩa bác ái”, "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây" của dân tộc; thể hiện sự biết ơn, trân trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã hy sinh, cống hiến vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Khẳng định việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công là vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị-xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và mai sau đối với sự cống hiến, hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ, thương binh cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của Nhân dân.
- Góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, qua đó phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Địa điểm công bố Ngày Thương binh-Liệt sĩ
Cây đa, xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Bắc Thái (ngày nay là Tổ dân phố Bàn Cờ, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) là nơi được chọn là địa điểm công bố Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7.
Ngày 27/7/1997, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, nơi chứng kiến sự ra đời của Ngày Thương binh toàn quốc, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng UBND tỉnh Thái Nguyên đã khánh thành Khu di tích 27/7 và dựng bia kỷ niệm với nội dung được khắc trên bia: "Nơi đây, ngày 27/7/1947, 300 cán bộ, bộ đội và đại diện các tầng lớp nhân dân địa phương họp mặt nghe công bố bức thư của Bác Hồ, ghi nhận sự ra đời của Ngày Thương binh, liệt sĩ ở nước ta".
Người thực hiện:L.T.T.Mai
[Đăng ngày
16/07/2024]
[Đăng ngày
04/06/2024]
Chính sách BHXH, BHYT Điểm tựa an sinh vững chắc
BHXH, BHYT là hai chính sách nhân văn, ưu việt của Đảng và Nhà nước, giữ vai trò trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội quốc gia.
Chính sách BHXH, BHYT do Nhà nước tổ chức, thực hiện, hoạt động vì mục đích an sinh xã hội, không vì lợi nhuận nhằm ổn định lâu dài đời sống người dân, NLĐ; bảo đảm mọi công dân đều được thụ hưởng các quyền lợi an sinh (các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí…) và được KCB, hưởng quyền lợi các dịch vụ kỹ thuật y tế, thuốc… do quỹ BHYT chi trả, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Nguồn: Tapchibaohiemxahoi.gov.vn
[Đăng ngày
03/06/2024]
Hội liên hiệp Phụ nữ xã: Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2024
🌻🌻Nhân Ngày quốc tế thiếu nhi 01/6 Hội LHPN xã Đại Lãnh tổ chức gặp mặt và tặng 10 suất quà cho 10 em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.
,🌻🌻Chúc con con Ngày quốc tế thiếu nhi vui vẻ và có kỳ nghỉ hè thật nhiều niềm vui và hạnh phúc bên gia đình
Người thực hiện: P.T.Lộc
[Đăng ngày
20/05/2024]
HỘI NGHỊ TUYÊN TRUYỀN , PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐẠI LÃNH NĂM 2024
Nhằm triển khai thực hiện Kế hoạch số 512/YTVN-KD ngày 08/5/2024 của Trung tâm y tế huyện Vạn Ninh về hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2024, Kế hoạch số 419/KH-UBND ngày 10/5/2024 của UBND xã Đại Lãnh về việc tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn xã Đại Lãnh năm 2024. Vào lúc 8h00 ngày 21/5/2024, tại Hội trường UBND xã Đại Lãnh, Ban chấp hành Hội nông dân xã phối hợp với Trạm y tế xã và UBND xã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn xã Đại Lãnh năm 2024; với mục đích cung cấp kiến thức cơ bản cho các cán bộ, công chức, các hội viên và người dân trên địa bàn xã về bênh HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, giới thiệu các biện pháp phòng ngừa và điều trị sơ cứu ban đầu đối với các bệnh truyền nhiễm này. Nhằm giúp các cán bộ, công chức, các hội viên và người dân nang cao kiến thức để tiếp tục tuyên truyền vận động đến cộng đồng biết cách phòng, tránh bệnh HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, giảm kỳ thị với người nhiễm bệnh, giúp họ có cơ hội hội nhập cộng đồng.
Về tham dự Hội nghị gồm có:
- Báo cáo viên của Trung tâm y tế huyện Vạn Ninh;
- Bà Đoàn Thị Kim Săn – Phó chủ tịch UBND xã Đại Lãnh;
Cùng các đại biểu là đại điện các ban ngành, đoàn thể, công chức chuyên môn, các trưởng thôn, Trưởng ban công tác Mặt trận các thôn và gần 65 hội viên Hội nông dân và bà con nhân dân trên địa bàn xã.
Hoạt động tuyên truyền tại xã
Tại Hội nghị các đại biểu đã được nghe đồng chí báo cáo viên cung cấp các kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là gì? Các đường lây truyền; Giới thiệu một số bệnh lây qua đường tình dục; Mối liên quan tương tác giữa HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục; Lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ phòng, xét nghiện và điều trị HIV, lợi ích của việc tham gia BHYT, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
Đ/c Đoàn Thị Kim Săn – PCT UBND xã, phát biểu tại Hội nghị
Hội nghị đã thu hút đông đảo cán bộ, công chức, các hội viên và người dân tham gia, báo cáo viên đã giải thích đầy đủ và chi tiết các thắc mắc của người dân. Nhìn chung, hơn 80% người tham gia Hội nghị nắm vững các nội dung đã tuyên truyền.
Đây là hoạt động thiết thực nhằm thay đổi tích cực nhân thức của cộng đồng trong việc phòng, ngừa và điều trị HIV/AIDS.
Người thực hiện: HND xã
|
Đang online:
47
Số lượt truy cập:
1068881
|