|
[Đăng ngày
09/05/2024]
[Đăng ngày
31/08/2023]
Huyện ủy Vạn Ninh trao Huy hiệu Đảng
đợt 2-9 cho 17 đồng chí
áng 30-8, Huyện ủy Vạn Ninh tổ
chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 2-9 cho 17 đảng viên từ 30 năm đến 60 năm tuổi Đảng.
Đồng chí Nguyễn Thái Nguyên – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy dự và trao Huy hiệu
Đảng cho các đảng viên.
Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Thái Nguyên đã trao
Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho 2 đảng viên; trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng cho 3
đảng viên; trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho 1 đảng viên; trao Huy hiệu 45 năm
tuổi Đảng cho 1 đảng viên, trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho 4 đảng viên và
trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho 6 đảng viên. Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy chức mừng các đồng chí đảng viên được trao tặng
Huy hiệu Đảng đợt này, đó là phần thưởng cao quý, sự ghi nhận của Đảng đối với
sự nỗ lực, phấn đấu trong quá trình công tác, rèn luyện và cống hiến của các đồng
chí đảng viên; đồng thời bày tỏ mong muốn các đảng viên lâu năm tiếp tục nêu
cao vai trò, uy tín của mình trong thực hiện giáo dục truyền thống yêu nước cho
thế hệ trẻ, vận động người thân tích cực tham gia các phong trào tại địa phương
để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Nguồn Cổng
thông tin điện tử huyện Vạn Ninh
[Đăng ngày
30/08/2023]
Huyện
Vạn Ninh tổ chức Lễ viếng, đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ Ninh Hòa – Vạn
Ninh
Nhân kỷ niệm 78 năm Cách mạng
Tháng 8 và Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9), sáng 30-8,
Huyện ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ Việt Nam huyện Vạn Ninh tổ chức Lễ viếng, đặt
vòng hoa và dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Ninh Hòa – Vạn Ninh.
Tại buổi lễ, các đoàn đại biểu của Huyện ủy do đồng
chí Bùi Văn Cường – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện dẫn đầu;
đoàn đại biểu của HĐND – UBND do đồng chí Đàm Ngọc Quang – Phó Bí thư Huyện ủy,
Chủ tịch UBND huyện và đồng chí Hồ Văn Luôn - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy,
Phó Chủ tịch HĐND huyện dẫn đầu; đoàn đại biểu của UBMTTQVN và các đoàn thể của
huyện do đồng chí Huỳnh Ngọc Thơ - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch
UBMTTQ Việt Nam huyện cùng các đoàn đại biểu của Lực lượng vũ trang và cán bộ,
nhân dân các xã, thị trấn của huyện đã viếng, đặt vòng hoa, dâng hương và dành
phút mặc niệm tưởng nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các anh hùng Liệt
sĩ vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân
dân. Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Vạn Ninh đã và đang
ra sức phấn đấu, nỗ lực vượt các khó khăn, thách thức để thực hiện có hiệu quả
các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, kinh tế địa phương có mức
tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; công tác an sinh – xã hội
tiếp tục được quan tâm; thực hiện tốt công tác chăm lo cho người có công... Sau
lễ viếng, đặt vòng hoa và dâng hương, các đại biểu đã đến thắp nén nhang tri ân
trên từng phần mộ của các liệt sĩ.
Cũng trong sáng 30-8, Huyện ủy – HĐND – UBND –
UBMTTQ Việt Nam huyện Vạn Ninh tổ chức Lễ viếng, đặt vòng hoa và dâng hương tại
Đài tưởng niệm Liệt sĩ huyện Vạn Ninh.
Nguồn Cổng
thông tin điện tử huyện Vạn Ninh
[Đăng ngày
20/08/2023]
Hội
Truyền thống kháng chiến cứu nước huyện Vạn Ninh tổ chức Đại hội lần thứ IV
Sáng 18-8, Hội Truyền thống
kháng chiến cứu nước huyện Vạn Ninh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ
2023-2028. Dự hội nghị có lãnh đạo Hội Truyền thống kháng chiến cứu nước tỉnh;
về phía huyện có đồng chí Nguyễn Thái Nguyên – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy;
đồng chí Nguyễn Thanh Sơn – Phó Chủ tịch UBND huyện.
Hội Truyền thống kháng chiến cứu nước huyện Vạn
Ninh hiện có 108 hội viên đang sinh hoạt tại 6 cơ sở hội. Trong nhiệm kỳ qua,
các cấp hội trên địa bàn huyện đã làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
đến hội viên trong việc chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, vận động con, cháu tích cực tham gia các hoạt động, phong
trào thi đua ở địa phương; hàng năm, 100% gia đình hội viên được công nhận gia
đình văn hóa. Đồng thời, Hội tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghĩa tình, tổ chức
gặp mặt, thăm hỏi đời sống hội viên với số tiền hơn 125 triệu đồng. Nhiệm kỳ
2023-2028, Hội Truyền thống kháng chiến cứu nước huyện Vạn Ninh tiếp tục tập
trung làm tốt công tác chính trị, tư tưởng; đẩy mạnh các hoạt động nghĩa tình,
chăm lo đời sống cho hội viên; tập trung công tác xây dựng hội hoạt động có chất
lượng, hiệu quả… Đại hội lần này đã hiệp thương bầu Ban chấp hành Hội Truyền thống
kháng chiến cứu nước huyện Vạn Ninh nhiệm kỳ 2023-2028 gồm 9 vị.
Dịp này, Hội Truyền thống kháng chiến cứu nước tỉnh
tặng giấy khen cho 1 tập thể và 3 cá nhân, UBND huyện Vạn Ninh tặng giấy khen
cho 2 tập thể và 5 cá nhân vì có thành tích xuất sắc trong công tác Hội nhiệm kỳ
2018-2023.
Nguồn Cổng
thông tin điện tử huyện Vạn Ninh
[Đăng ngày
06/04/2023]
Chính phủ giao Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội nghiên cứu, báo cáo Chính phủ việc ban hành nghị định điều chỉnh
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng và việc sửa đổi, bổ
sung Nghị định số 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế
độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Điều chỉnh lương
hưu, trợ cấp, phụ cấp
Tại Nghị quyết số 31/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2023, Chính
phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình người lao động bị mất việc làm,
giảm giờ làm, nhất là tại các khu công nghiệp để có phương án hỗ trợ trong
trường hợp cần thiết.
Nghiên cứu, báo cáo Chính phủ việc ban hành nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ
cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng và việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số
75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ
ưu đãi người có công với cách mạng.
Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách về an sinh xã hội
Về tình hình thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, Chính phủ cơ bản
thống nhất với Báo cáo số 11/BC-BLĐTBXH ngày 27/01/2023 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội tổng kết thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021
của Chính phủ.
Đến nay, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao
động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị
quyết số 126/NQ-CP của Chính phủ đã cơ bản hoàn thành.
Thời gian kết thúc thực hiện các chính sách đã được xác định tại Nghị quyết số
68/NQ-CP của Chính phủ.
Chính phủ yêu cầu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục nghiên cứu, đề
xuất hoàn thiện hệ thống chính sách về an sinh xã hội, bảo đảm toàn diện, đồng
bộ, bền vững.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát để hoàn thành việc chi trả các chế độ
cho các đối tượng theo quy định, hoàn thành trong tháng 3 năm 2023.
Chi trả kịp thời các quyền lợi về bảo hiểm
Chính phủ giao Bảo hiểm Xã hội Việt Nam triển khai đồng bộ các giải pháp phát
triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; đôn đốc thu, giảm nợ bảo
hiểm xã hội.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất, kịp thời xử lý các hành vi vi
phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết, chi trả kịp
thời các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y
tế.
Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, mở rộng hình thức cung
cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; đẩy nhanh chuyển đổi số, hoàn thiện và
kết nối hệ thống dữ liệu chuyên ngành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cơ sở
dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội…
Nguồn:
khanhhoa.gov.vn
[Đăng ngày
10/01/2023]
GẶP MẶT NGƯỜI CÓ CÔNG, GIA ĐÌNH CHÍNH SÁCH
NHÂN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO NĂM 2023
Quang cảnh Hội trường
Thực hiện Kế hoạch số 676/KH-UBND ngày 27/12/2022 của UBND xã Đại Lãnh về việc dâng hương Đài tưởng niệm liệt sĩ, và gặp mặt, thăm tặng quà các đối tượng chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023; Hòa chung không khí cả nước hân hoan đón chào năm mới Quý Mão với nhiều hi vọng, để tưởng nhớ đến những công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” nhằm góp phần chăm sóc tốt hơn về đời sống vật chất và tinh thần, đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng” và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Nay Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Đại Lãnh tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà cho các gia đình chính sách nhân dịp đầu xuân năm mới Quý Mão.
Về dự buổi gặp mặt hôm nay, có các đồng chí Lãnh đạo địa phương: Bà Phan Thị Tuyết Nhung – Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã, Ông Trần Duy Khoang – Phó Chủ tịch UBND xã, Đại diện lãnh đạo của UBMTTQVN, Hội Phụ Nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên xã, các ban ngành cùng đại diện 60 đại biểu là người có công và gia đình chính sách tham dự.
ông Trần Duy Khoang phát biểu khai mạc
bà Phan Thị Tuyết Nhung phát biểu chỉ đạo
Trong buổi lễ, đã trao tặng các phần quà:
+ Quà của Chủ tịch nước tặng các đối tượng người có công, gia đình chính sách: 61 suất x 300.000 đồng/suất = 18.300.000 đồng;
+ Quà của UBND tỉnh tặng:
* 06 đối tượng là tù chính trị x 1.300.000 đồng/suất = 7.800.000 đồng
* 66 đối tượng x 600.000 đồng/suất = 39.600.000 đồng
+ Quà của xã: 60 suất x 200.000 đồng/suất = 12.000.000 đồng.
Hình ảnh tặng quà
Thực hiện Tuyết Mai
[Đăng ngày
06/08/2022]
Xây dựng và thực hiện chính sách,
chế độ đối với người có công với cách mạng
Chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng
là công cụ quan trọng trong việc quản lý xã hội. Hệ thống chính sách, pháp luật
về ưu đãi người có công với cách mạng ngày càng được hoàn thiện về diện đối
tượng và chế độ ưu đãi, tạo môi
trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân nâng cao
nhận thức, tham gia tích cực vào việc đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho người có
công, tạo sự đồng thuận cao, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và tạo điều kiện
thuận lợi để người có công xây dựng cuộc sống, tiếp tục khẳng định vai trò
trong cộng đồng xã hội.
Hệ thống pháp luật về
ưu đãi người có công với cách mạng đã có những thay đổi quan trọng để phù hợp
với từng giai đoạn lịch sử và tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước
đã ban hành nhiều văn bản luật ưu đãi đối với người có công, trong đó nổi bật
nhất là việc ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và
gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có
công giúp đỡ cách mạng năm 1994 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh ưu đãi năm 1994)
và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” năm
1994. Đây là hai văn bản pháp luật nhằm thể chế hóa Hiến pháp năm 1992, đánh
dấu sự tiến bộ trong hệ thống chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công,
cùng với các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành hai pháp lệnh này tạo thành
hệ thống pháp luật về ưu đãi người có công.
Ảnh: Dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Đài tưởng niệm Bắc
Sơn, Hà Nội
Sau hơn 20 năm đi vào cuộc sống,
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng đã cơ bản đáp ứng được nguyện vọng
của người có công và thân nhân người có công với cách mạng và được sửa đổi, bổ
sung nhiều lần vào các năm 1998, 2000, 2001, 2005 và năm 2012.
Thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày
19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng (khóa XII) "Về tiếp tục tăng
cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác người có công với cách mạng",
ngay từ năm 2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động phối hợp với các
bộ, ban ngành và các địa phương tổng kết việc thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người
có công với cách mạng năm 2012, nghiên cứu xây dựng và trình Ủy ban Thường vụ
Quốc hội ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số
02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020, với mục tiêu sửa đổi căn bản, toàn diện Pháp
lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng về ưu đãi người có công với cách mạng. Pháp lệnh Ưu đãi
người có công với cách mạng năm 2020, đã bổ sung một số chế độ ưu đãi người có
công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, được xác định theo
nguyên tắc tùy từng đối tượng người có công và thân nhân người có công được
hưởng các chế độ ưu đãi và điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
của đất nước trong từng thời kỳ, bảo đảm mức sống của người có công với cách
mạng bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú; bổ sung,
mở rộng một số đối tượng người có công với cách mạng; chuẩn hóa các điều kiện,
tiêu chuẩn xem xét công nhận người có công với cách mạng theo đúng nguyên tắc
chặt chẽ, thật sự xứng đáng, tôn vinh đúng đối tượng.
Pháp lệnh là văn bản pháp lý quan
trọng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng về công tác người
có công với cách mạng, là nền tảng pháp lý cho các cấp chính quyền tổ chức
triển khai việc xác nhận, công nhận người có công và chăm lo đời sống vật chất,
tinh thần của người có công và thân nhân người có công với cách mạng. (1) Pháp
lệnh đã bổ sung các nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có
công với cách mạng theo tinh thần Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí
thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công
với cách mạng như: Chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của người có
công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; chế độ ưu đãi
người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được
xác định và điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước
trong từng thời kỳ, bảo đảm mức sống của người có công với cách mạng bằng hoặc
cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú; (2) Về phạm vi điều
chỉnh, Pháp lệnh năm 2020 mở rộng việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với
người nước ngoài có công với cách mạng và giao chính phủ quy định cụ thể; (3)
Bổ sung một số đối tượng người có công với cách mạng như: Mở rộng đối tượng
người bị địch bắt tù, đày do trực tiếp hoạt động cách mạng, trực tiếp chiến đấu
bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế sau năm 1975; mở rộng đối tượng
người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, người được
Nhà nước khen tặng Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng; bổ sung đối
tượng hưởng ưu đãi về chính sách bảo hiểm y tế đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ
lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc
cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không còn
điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống; (4) Chuẩn hóa các điều
kiện, tiêu chuẩn xem xét công nhận người có công với cách mạng theo đúng nguyên
tắc chặt chẽ, thật sự xứng đáng, tôn vinh đúng đối tượng; (5) Chế độ ưu đãi đối
với người có công với cách mạng và thân nhân được tập hợp để quy định một cách
thống nhất, rõ ràng, cụ thể theo từng đối tượng, người có công với cách mạng và
thân nhân của người có công với cách mạng.
Triển khai thực hiện chính sách
pháp luật về người có công với cách mạng, công tác xác nhận người có công và
giải quyết chế độ ưu đãi được triển khai theo đúng quy trình, quy định của pháp
luật; có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng,
huy động trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đến nay cả nước
đã xác nhận được trên 9,2 triệu người có công, trong đó, có khoảng trên 1,2
triệu liệt sĩ, gần 140.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trên 800.000 thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh, gần 600.000 bệnh bimh, trên 320.000
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ,… trên
1,2 triệu người có công, thân nhân người có công đang hưởng chế độ ưu đãi hằng
tháng.
Chế độ ưu đãi người có công được
thực hiện theo lộ trình cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ
cấp ưu đãi người có công. Chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đã qua nhiều lần điều
chỉnh, từng bước khắc phục những hạn chế về mức, về nguyên tắc và phương thức
điều chỉnh độc lập với chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, phù hợp với điều
kiện của ngân sách nhà nước, góp phần từng bước cải thiện, nâng cao đời sống
của người có công. Mức chuẩn để xác định mức trợ cấp ưu đãi người có công năm
2012 là 1.110.000 đồng, đến năm 2019 và hiện nay, mức chuẩn là 1.624.000 đồng
(cao hơn mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng của cán bộ, công chức).
Ngoài các chính sách về trợ cấp,
phụ cấp, người có công và thân nhân còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi khác
như: hỗ trợ về nhà ở, nuôi dưỡng, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp thẻ bảo
hiểm y tế, ưu đãi trong giáo dục, trong tuyển sinh, tạo việc làm…
Bên cạnh đó các công trình ghi công
liệt sĩ, đền thờ, đài tưởng niệm liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, mộ liệt sĩ cũng
được thường xuyên tu tạo, sửa chữa, nâng cấp. Hằng năm, ở Trung ương và địa
phương đều bố trí kinh phí để tu bổ, nâng cấp các công trình này; công tác tìm
kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu
thông tin đươc Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt. Trong giai đoạn từ năm
2012-2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định số 150/QĐ-TTg, ngày
14/01/2013, số 1237/QĐ-TTg ngày 27/7/2013 phê duyệt Đề án tìm kiếm, quy tập,
xác định danh tính hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo;
Quyết định số 515/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm,
quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ. Ngày 14/9/2021, Thủ tướng Chính
phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1515/QĐ-TTg về ban hành kế hoạch tìm kiếm,
quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông
tin đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Hằng năm tìm kiếm, quy tập được hàng
nghìn hài cốt liệt sĩ ở trong nước và nước ngoài, hàng nghìn hài cốt liệt sĩ
được xác định danh tính qua thực chứng và giám định ADN.
Cùng với đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ký kết Chương trình phối
hợp chăm sóc, tu bổ thường xuyên các nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc. Đến
nay, có trên 3000 nghĩa trang liệt sĩ trên cả nước được các nhà trường, học
sinh chăm sóc thường xuyên và tổ chức dâng hương vào những dịp kỷ niệm ngày
Thương binh - Liệt sĩ và các ngày lễ lớn của dân tộc. Trung ương Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng ký kết Chương trình phối hợp với Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, trong đó có nội dung: Định kỳ hằng năm tổ chức Tuần lễ
"Đền ơn đáp nghĩa", chương trình "Thắp nến tri ân các anh hùng
liệt sĩ" và tổ chức các hoạt động văn nghệ với chủ đề "Màu hoa
đỏ" vào dịp 27/7; phát động phong trào mỗi đoàn viên, thanh niên làm một
việc tốt nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ và người có công với cách mạng. Qua
đó, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, trách nhiệm của tuổi trẻ trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để thực hiện
chính sách, pháp luật đối với người có công với cách mạng đồng bộ, kịp thời,
đúng đối tượng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ
quan, đơn vị và địa phương tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc công
nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; đổi mới cơ chế tài
chính trong việc cấp, phát, thu hồi, xử lý nguồn tài chính bị thất thoát do vi
phạm trong lĩnh vực người có công với cách mạng.
Như vậy, với sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước và toàn xã hội cùng sự vượt khó vươn lên của người có công, đời sống
của người có công và gia đình người có công ngày càng được nâng cao, đến nay có
99% người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nơi cư
trú./.
Theo Nguồn Đảng
ủy khối các cơ quan Trung ương
[Đăng ngày
28/07/2022]
Nhắn
tin từ thiện 'Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam'
Chương
trình nhắn tin “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2022” được triển khai từ
ngày 20/7/2022 đến ngày 17/9/2022, với cú pháp nhắn tin: DA CAM gửi 1409
(20.000 đồng/ tin nhắn).
Lễ phát động Chương trình nhắn
tin từ thiện "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2022" - Ảnh: VGP/HG
Sáng
22/7, tại Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và Cổng Thông
tin điện tử nhân đạo quốc gia (Cổng 1400) tổ chức Lễ công bố và phát động
Chương trình nhắn tin từ thiện "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2022".
Cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến
hành ở Việt Nam đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu
người là nạn nhân; nhiều người trong số đó mắc bệnh hiểm nghèo, bị dị dạng, dị
tật, thiểu năng trí tuệ; di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 4...
Mặc dù được sự quan tâm, hỗ trợ từ
chính sách của Nhà nước, nạn nhân chất độc da cam vẫn gặp nhiều khó khăn, thiếu
thốn cả về vật chất lẫn tinh thần; nhiều hoàn cảnh nghèo khó, bệnh tật làm cho
gia đình kiệt quệ, nên rất cần sự sẻ chia, đóng góp từ cộng đồng, để họ có cơ
hội được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, cải thiện cuộc sống, có thêm nghị
lực vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích đối với bản
thân, gia đình và xã hội.
Tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết
hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; đồng thời,
với quyết tâm đồng hành cùng nạn nhân chất độc da cam trên cả nước, Hội Nạn
nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cùng Cổng 1400 tiếp tục triển khai Chương
trình nhắn tin từ thiện "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2022"
nhằm vận động đồng bào, chiến sĩ cả nước chung tay, góp sức ủng hộ, hỗ trợ chi
phí khám, chữa bệnh, học nghề, xây sửa nhà tình nghĩa, tặng quà cho nạn nhân
chất độc da cam nghèo, khó khăn trên cả nước.
Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh,
Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, từ năm 2011 đến nay, hằng
năm, Hội đều phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia tổ chức nhắn
tin ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Đây là một hoạt động rất
ấn tượng, có ý nghĩ nhân văn sâu sắc, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế
đất nước và đời sống của nhân dân ta còn nhiều khó khăn.
Tổ chức nhắn tin từ thiện là cách làm
thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm lý và khả năng tài chính của
đông đảo các tầng lớp, các thành phần xã hội. Trong đó, các cháu học sinh, các
cụ già, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo... cũng tích cực tham gia chương trình nhắn tin ủng hộ nạn nhân chất độc da
cam.
Số tiền thu được từ chương trình nhắn
tin, không những phản ánh tình cảm và trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với
nạn nhân chất độc da cam, mà còn làm cho hàng triệu người Việt Nam và bạn bè
quốc tế hiểu rõ hơn về thảm họa da cam ở Việt Nam và công cuộc khắc phục hậu
quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
Tại
buổi lễ, Ban Tổ chức đã trao 10 xe lăn cho các nạn nhân. Quỹ Nạn nhân chất độc
da cam/dioxin TP. Hải Phòng ủng hộ 10 triệu đồng vào Quỹ Nạn nhân chất độc da
cam/dioxin Việt Nam.
Trước đó, Chương trình nhắn tin
"Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2021" đã tiếp nhận hơn 82 nghìn
tin nhắn, tương đương số tiền hơn 1 tỷ 650 triệu đồng. Toàn bộ số tiền đã được
Hội Nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam thực hiện hỗ trợ làm nhà cho 11 gia đình
nạn nhân với tổng số tiền 550 triệu đồng tại các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Hà
Nội, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, Bắc Giang, Lào Cai, với giá trị 50 triệu
đồng/nhà; hỗ trợ 300 nạn nhân ở các tỉnh: Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Đồng
Nai, TPHCM bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 với giá trị mỗi suất 1 triệu đồng;
thăm và tặng quà các gia đình nạn nhân nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần với
tổng số tiền hơn 600 triệu đồng; thăm tặng quà nhân Ngày Vì nạn nhân chất độc
da cam (10/8) và hỗ trợ vốn sản xuất cho các nạn nhân ...với số tiền hơn 267
triệu đồng.
Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da
cam/dioxin Việt Nam và Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400 kêu gọi
đồng bào, chiến sĩ cả nước hãy tiếp tục đồng hành, chung tay xoa dịu nỗi đau da
cam bằng cách soạn tin: DA CAM gửi 1409; mỗi tin nhắn quý vị đã giúp đỡ nạn
nhân 20.000 đồng.
Theo nguồn Cổng điện tử tỉnh
Khánh Hòa
[Đăng ngày
27/07/2022]
GẶP MẶT
Thương binh, gia đình liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương Binh
Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022)
Trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc,
giành độc lập, tự do cho đất nước của nhân dân ta có biết bao nhiêu chiến sỹ
cộng sản, quần chúng cách mạng, yêu nước đã ngã xuống hy sinh nơi chiến trường
khốc liệt để xây nên giang sơn gấm vóc hôm nay, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ
chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ đã làm cho đất nước ta nở hoa độc
lập, tự do”. Chiến tranh kết thúc, trong số những người con trở về từ trận tuyến
cũng có không ít người đã để lại một phần máu thịt của mình, các anh trở về với
những thương tật trên cơ thể vì lý tưởng cách mạng cao đẹp.
Để
tưởng nhớ đến những công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh
binh và người có công với cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo
vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Phát huy truyền thống
đạo lý tốt đẹp của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”
nhằm góp phần chăm sóc tốt hơn về đời sống vật chất và tinh thần, đẩy mạnh cuộc
vận động “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công
với cách mạng” và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Nay Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đại
Lãnh tổ chức buổi gặp mặt thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm
75 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022).
Trong buổi lễ, UBND xã Đại Lãnh đã trao tặng 45 suất
quà trị giá 9.000.000 đồng cho 45 thương binh, gia đình liệt sĩ
Hội cựu chiến binh xã tặng 7 suất quà trị giá
2.100.000 đ và Hội phụ nữ xã tặng 5 suất quà trị giá 1.000.000đ.
Đồng thời cũng tặng quà của chủ tịch nước, tỉnh cho
các đối tượng là thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, và tiền thờ cúng
liệt sĩ năm 2022
Thực hiện Tuyết Mai
[Đăng ngày
26/07/2022]
Khánh thành Đền thờ liệt sĩ huyện Diên Khánh
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 –
27-7-2022), sáng 25-7, UBND huyện Diên Khánh tổ chức lễ khánh thành Đền thờ
liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện. Ông Nguyễn Khắc Toàn - Phó Bí thư Thường
trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Phạm Thị Xuân Trang - Phó Chủ tịch HĐND
tỉnh; ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự.
Các vị lãnh đạo cắt băng khánh thành Đền thờ liệt sĩ huyện
Diên Khánh.
Đền thờ liệt sĩ huyện Diên Khánh tọa lạc tại xã Suối Hiệp
(trong khuôn viên của Nghĩa trang liệt sĩ huyện), có diện tích 174 mét vuông
được khởi công xây dựng ngày 3-9-2021 với tổng mức đầu tư hơn 6,4 tỷ đồng. Hiện
Nghĩa trang liệt sĩ huyện Diên Khánh có 1.311 ngôi mộ liệt sĩ được quy tập.
Hàng năm, công tác chỉnh trang các phần mộ liệt sĩ luôn được thực hiện kịp thời…
Các vị lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện
Diên Khánh.
Sau nghi thức cắt băng khánh thành đền thờ, các vị lãnh
đạo tỉnh, lãnh đạo huyện Diên Khánh đã đến đặt vòng hoa, dâng hương, viếng các
anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang.
Theo Nguồn Cổng điện tử Khánh Hòa
[Đăng ngày
20/07/2022]
GẶP MẶT
Thương
binh liệt sĩ Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ
(27/7/1947-27/7/2022)
Trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân
tộc, giành độc lập, tự do cho đất nước của nhân dân ta có biết bao nhiêu chiến
sỹ cộng sản, quần chúng cách mạng, yêu nước đã ngã xuống hy sinh nơi chiến
trường khốc liệt để xây nên giang sơn gấm vóc hôm nay, như Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã khẳng định: “Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ
chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ đã làm cho đất nước ta nở hoa độc
lập, tự do”. Chiến tranh kết thúc, trong số những người con trở về từ trận tuyến
cũng có không ít người đã để lại một phần máu thịt của mình, các anh trở về với
những thương tật trên cơ thể vì lý tưởng cách mạng cao đẹp. Để tưởng nhớ đến
những công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người
có công với cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập, tự
do cho Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp
của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” nhằm góp phần
chăm sóc tốt hơn về đời sống vật chất và tinh thần, đẩy mạnh cuộc vận động
“Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách
mạng” và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Nay Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đại Lãnh tổ
chức buổi gặp mặt thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 75 năm
ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022).
Trong buổi lễ, UBND xã Đại Lãnh đã trao tặng 45
suất quà trị giá 9.000.000 đồng cho 45 thương binh, gia đình liệt sĩ; Hội
cựu chiến binh xã tặng 7 suất quà trị giá 2.100.000 đ; Hội phụ nữ xã tặng
5 suất quà trị giá 1.000.000đ. Đồng thời cũng tặng quà của chủ tịch
nước, tỉnh cho các đối tượng là thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, và
tiền thờ cúng liệt sĩ năm 2022.
Hình ảnh
các lãnh đạo tặng quà cho các đối tượng là thương binh. , bệnh binh, thân nhân
liệt sĩ, và tiền thờ cúng liệt sĩ
Thực hiện Tuyết Mai
[Đăng ngày
02/06/2022]
LỄ
KỶ NIỆM 81 NĂM NGÀY NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM (06/6/1941-06/6/2022)
MỪNG THỌ NGƯỜI CAO TUỔI NĂM 2022 VÀ BÁO CÁO SƠ KẾT 6 THÁNG ĐẦU NĂM HỘI
NGƯỜI CAO TUỔI XÃ ĐẠI LÃNH
Sáng
ngày 01/6/2022 tại UBND xã Đại Lãnh, Hội Người Cao tuổi xã Đại Lãnh đã tổ chức
Lễ Kỷ niệm 81 năm Ngày Người Cao tuổi Việt Nam (06/6/1941-06/6/2022), Mừng thọ
Người Cao tuổi năm 2022 và Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm Hội Người Cao Tuổi xã
Đại Lãnh.
Quang cảnh buổi Lễ
Về
dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Phan Thị Tuyết Nhung – Huyện ủy viên – Bí thư Đảng ủy
– Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã và đồng chí Nguyễn Lê Ngọc Toàn – Chủ tịch UBND
xã cùng các cụ lão là Hội viên Hội Người Cao tuổi xã.
Tại
buổi Lễ Hội Người Cao tuổi đã đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm và đưa
ra phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm để Hội càng tốt hơn.
Lãnh đạo Đảng ủy và UBND xã tặng quà cho các cụ
Trong
buổi Lễ kỷ niệm Hội Người Cao tuổi xã đã tặng quà cho 111 cụ với số tiền
49.950.000 đồng, trong đó: tiền mặt là 33.300.000 đồng và quà hiện vật là 16.650.000
đồng.
Thực
hiện Thu Thảo
[Đăng ngày
25/07/2021]
Đây là ý kiến chỉ đạo của ông Lê Hữu Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa tại hội nghị tổng kết thực hiện Đề án Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (Đề án 1237) và Đề án Xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin (Đề án 150), giai đoạn 2013 - 2020, diễn ra sáng 4-6.
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Hữu Hoàng đề nghị thời gian tới, các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân, tổ chức cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ; rà soát, bổ sung thông tin, hoàn chỉnh hồ sơ, danh sách về liệt sĩ, mộ liệt sĩ để đưa vào dữ liệu quản lý, phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính; phân loại mộ liệt sĩ thiếu một phần thông tin và mộ liệt sĩ chưa biết thông tin để lập kế hoạch xác định hài cốt liệt sĩ bằng phương pháp thực chứng và giám định ADN. Khẩn trương xây dựng kế hoạch tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, nhất là những khu vực đã kết luận có thông tin, lập bản đồ; quản lý chặt chẽ địa bàn, không để xảy ra hoạt động tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ trái quy định…
Thời gian qua, với phương châm “Làm dứt điểm, dễ, rõ làm trước, phát hiện đến đâu làm ngay đến đó; khoanh vùng các khu vực trọng tâm, trọng điểm cần tìm kiếm, quy hoạch”, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Đề án 1237 và Đề án 150 đạt được kết quả khá tốt, tạo sự đồng thuận trong nhân dân; việc vận động cung cấp thông tin về mộ liệt sĩ, hoàn thiện danh sách liệt sĩ cũng được các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc. Giai đoạn 2013 - 2020, toàn tỉnh có 465 lượt tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ. Tổ chức tìm kiếm, quy tập được 85 bộ hài cốt liệt sĩ, tiếp nhận 122 bộ hài cốt liệt sĩ ở các nơi đưa về an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ; lập thủ tục để thân nhân di chuyển 124 mộ liệt sĩ về các địa phương khác theo nguyện vọng. Lấy mẫu ADN 38 hài cốt liệt sĩ và gửi Cục Người có công giám định, kết quả có 34 trường hợp không cùng huyết thống hoặc mẫu xấu, 4 trường hợp đang chờ kết quả…
Ông Lê Hữu Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh (thứ 6 từ trái sang) trao bằng khen cho các tập thể.
Ông Lê Hữu Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh (đứng giữa) trao bằng khen cho các cá nhân.
Nhân dịp này, UBND tỉnh tặng bằng khen cho 17 tập thể, 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 1237 và Đề án 150, giai đoạn 2013 - 2020.
Nguồn Cổng thông tin Khánh Hòa
[Đăng ngày
25/06/2021]
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ủy quyền Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch nước về việc tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947-27-7-2021).
Dự kiến, tổng kinh phí để tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ là hơn 480 tỷ đồng. Quà tặng theo phương án trình được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng. Cả hai mức được điều chỉnh tăng 50%, các năm trước có hai mức quà 400.000 đồng và 200.000 đồng.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất mức quà 600.000 đồng sẽ dành tặng các đối tượng: Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng và những cá nhân đã có quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng trước ngày 28-7-2021 nhưng chưa hoàn tất thủ tục hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.
Tiếp theo là dành cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.
Mức quà 600.000 đồng cũng được dành cho thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
Mức quà 300.000 đồng dành tặng thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng; thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động.
Mức quà này cũng dành tặng cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng; đại diện thân nhân liệt sĩ, người thờ cúng liệt sĩ.
Theo baochinhphu.vn
[Đăng ngày
22/04/2021]
Xây dựng Nghị định về chế độ ưu đãi người có
công
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý
kiến chỉ đạo về việc triển khai thi hành Pháp lệnh Ưu đãi
người có công với cách mạng.
Ảnh minh họa
Cụ thể,
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với
các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh
gồm: Nghị định quy định chi tiết Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
Nghị định quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có
công với cách mạng. Cả hai Nghị định nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội sẽ trình Chính phủ vào tháng 5-2021.
Bộ Thông
tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan
báo chí, phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa phương tuyên truyền, phổ
biến Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tuyên truyền, phổ biến các nội dung của
Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan.
* Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng có
hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2021.
Trong đó,
Pháp lệnh mở rộng việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với
cách mạng, bổ sung đối tượng người có công và thân nhân như: Người bị địch bắt
tù đày do trực tiếp hoạt động cách mạng, trực tiếp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc,
làm nghĩa vụ quốc tế sau năm 1975; mở rộng đối tượng người hoạt động kháng
chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; bổ sung đối tượng hưởng ưu đãi là
vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi
trưởng thành hoặc chăm sóc cha mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động
cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống.
Pháp lệnh
cũng chuẩn hóa các điều kiện, tiêu chuẩn xem xét công nhận người có công với
cách mạng theo đúng nguyên tắc chặt chẽ, thật sự xứng đáng, tôn vinh đúng đối
tượng. Các điều kiện, tiêu chuẩn đối với 12 diện đối tượng người có công với
cách mạng đã được rà soát kỹ từ thực tiễn.
Chế độ ưu
đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân được tập hợp để quy định
một cách thống nhất, rõ ràng trong Pháp lệnh. Theo đó, từng đối tượng và người
có công được hưởng chế độ ưu đãi gồm trợ cấp, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một
lần và chế độ ưu đãi khác như bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp
phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, thiết bị phục hồi chức năng, ưu tiên
trong tuyển sinh, tạo việc làm, hỗ trợ cải thiện nhà, miễn hoặc giảm tiền sử
dụng đất, vay vốn ưu đãi để kinh doanh, miễn giảm thuế…
Đồng thời
định rõ nguyên tắc hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng;
quy định chế độ trợ cấp mai táng; bổ sung chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp tuất
hàng tháng đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ tái giá; quy định mức trợ cấp hàng
tháng với Bà mẹ Việt Nam anh hùng bằng 3 lần mức chuẩn, đảm bảo Bà mẹ Việt Nam
anh hùng sống tốt mà không phụ thuộc vào số con liệt sĩ.
Theo
khanhhoa.gov.vn
|
Đang online:
15
Số lượt truy cập:
1068855
|