Giới thiệu về tiềm năng    Thành tựu kinh tế - xã hội    Giới thiệu chung    Điều kiện tự nhiên    Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp   
[Đăng ngày 05/04/2024]
Công bố kết quả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước
79.rar
3360.signed.pdf
[Đăng ngày 21/03/2024]
QUYẾT ĐỊNH Ban hành bổ sung lĩnh vực theo dõi trọng tâm, liên ngành trong Ke hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 trên địa bàn xã Đại Lãnh
QD ban hanh bo sung trong tam lien nganh KH theo doi THPL.2024.pdf
[Đăng ngày 27/02/2024]
Quyết định Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND huyện Vạn Ninh kỳ 2019 - 2023

QD cong bo he thong hoa VB QPPL.doc.signed.signed.pdf
[Đăng ngày 27/02/2024]
Quyết định Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND xã Đại Lãnh nhiệm kỳ 2019 - 2023
QD cong bo he thong hoa VB QPPL.doc.signed.signed.pdf
[Đăng ngày 25/02/2024]
QĐ Vv Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND huyện Vạn Ninh kỳ 2019 - 2023
QĐCT 499.signed.pdf
[Đăng ngày 20/02/2024]
QUYẾT ĐỊNH Ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 trên địa bàn xã Đại Lãnh
QD 52.theo doi thi hanh PL.2024.pdf
[Đăng ngày 25/09/2023]
Nghị định số 59 Quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
59-cp.signed.pdf
[Đăng ngày 25/09/2023]
V/v tuyên truyền hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV vòng thi khu vực miền trung - Tây Nguyên
HC 3308.signed.signed.pdf
[Đăng ngày 18/09/2023]

Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

 

Phát triển ngành nghề nông thôn hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị; bảo đảm tăng trưởng xanh.

Phát triển kinh tế nông thôn gắn với mục tiêu nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu chung của Chiến lược là phát triển ngành nghề nông thôn nhằm phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân; góp phần bảo vệ môi trường, tôn tạo, giữ gìn cảnh quan, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển kinh tế nông thôn gắn với mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nghề nông thôn đạt khoảng 6,0 - 7,0%/năm. Thu nhập bình quân lao động trong các hoạt động ngành nghề nông thôn gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020.

Thu hút được khoảng 5 triệu lao động thường xuyên trong các hoạt động ngành nghề nông thôn. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng ngành nghề nông thôn đạt trên 6,0 tỷ USD/năm.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực ngành nghề nông thôn là 80% và tỷ lệ được cấp bằng, chứng chỉ đạt 35%.

Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định đáp ứng 70% nhu cầu phát triển ngành nghề nông thôn.

Tầm nhìn đến năm 2045, ngành nghề nông thôn tiếp tục là hoạt động mang lại thu nhập, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân; phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng phát triển bền vững, thông minh, thân thiện với môi trường, gắn với xây dựng không gian nông thôn xanh, sạch, đẹp; gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử và truyền thống của vùng, miền.

Định hướng phát triển ngành nông nghiệp

Chiến lược đưa ra định hướng phát triển theo nhóm ngành nghề nông thôn gồm: Nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; Nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Nhóm xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; Nhóm sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; Nhóm sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; Nhóm sản xuất muối; Nhóm dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

Trong đó, đối với nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản: Tăng tỷ lệ sử dụng máy móc, thiết bị và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường vào sản xuất. Cải tiến quy trình sản xuất theo chuỗi, đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Đối với nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: Tạo các mẫu mã sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, phát triển sản xuất theo hướng làm quà tặng, đồ lưu niệm phục vụ đối tượng khách du lịch. Tăng cường liên kết giữa các làng nghề thủ công mỹ nghệ, kết hợp các nguyên liệu, vật liệu tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, có tính nghệ thuật, có khả năng sử dụng cao.

Đối với nhóm xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn: Nâng cao năng lực các cơ sở xử lý, chế biến tạo ra các loại nguyên liệu mới, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành nghề nông thôn, nhất là sản xuất nguyên liệu tái chế, thân thiện với môi trường và thay thế cho nguyên liệu nhập khẩu. Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn được cấp chứng chỉ bền vững gắn với các nhà máy sơ chế, chế biến, sản xuất các sản phẩm ngành nghề nông thôn, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu...

Tập trung bảo tồn, khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống

Về định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề: Tập trung bảo tồn, khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền, gắn với du lịch; xây dựng các kênh phân phối, giới thiệu sản phẩm làng nghề; ưu tiên thành lập các hội, hiệp hội nghề ở các địa phương, các trung tâm đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề; hỗ trợ thiết kế mẫu mã, hoàn thiện sản phẩm, thông tin thị trường phục vụ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề.

Về thị trường tiêu thụ sản phẩm, đối với thị trường trong nước: Kết nối tiêu thụ sản phẩm với các đô thị lớn; đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao; xây dựng các chương trình du lịch nông thôn, du lịch làng nghề để xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm ngành nghề nông thôn.

Đối với thị trường xuất khẩu: Đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…; mở rộng sang các thị trường tiềm năng khu vực Trung Đông, Mỹ La tinh, châu Phi.

Đa dạng hoạt động trải nghiệm du lịch làng nghề, du lịch nông thôn

Về bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch làng nghề: Khẩn trương di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư vào các cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung; giữ gìn cảnh quan nông thôn gắn với làng sinh thái, thông minh, bảo đảm xanh, sạch, đẹp và thân thiện môi trường; triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn, du lịch làng nghề trong xây dựng nông thôn mới; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nông thôn; đa dạng hoạt động trải nghiệm du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.

Nguồn: https://khanhhoa.gov.vn/

[Đăng ngày 17/09/2023]

Quy định mới về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-UBDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

 

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định về hỗ trợ đất sản xuất. Theo đó, Thông tư nêu rõ, đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất gồm:

1. Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN); hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN sinh sống bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp chưa có đất sản xuất, có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất thì được chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất.

2. Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN sinh sống bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp chưa có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức quy định của từng địa phương, có nhu cầu chuyển đổi nghề hoặc có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất nhưng không bố trí được đất sản xuất thì được xem xét, hỗ trợ chuyển đổi nghề.

UBND cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất, điều kiện thực tế của địa phương để quy định định mức đất sản xuất nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp cho mỗi hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai làm cơ sở xác định hộ gia đình thiếu đất sản xuất.

Nội dung hỗ trợ và cách thức thực hiện

Hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất: Trường hợp địa phương còn quỹ đất có khả năng sản xuất mà không cần phải thực hiện khai hoang, phục hóa, cải tạo đất, UBND cấp huyện căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thực hiện giao đất sản xuất cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách chưa có đất sản xuất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trường hợp địa phương còn quỹ đất sản xuất nhưng phải khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để có khả năng sản xuất, UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức lập và thực hiện dự án khai hoang, phục hóa, cải tạo đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để giao đất sản xuất cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách chưa có đất sản xuất theo quy định của pháp luật về đất đai. Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương để thực hiện dự án khai hoang, phục hóa, cải tạo đất quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg.

Các hộ thuộc đối tượng hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất nhưng chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, có nhu cầu vay vốn để tạo quỹ đất sản xuất thì được xem xét vay vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 Nghị định số 28/2022/NĐ-CP và không được hỗ trợ chuyển đổi nghề.

UBND cấp tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện bố trí ngân sách địa phương và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ được hỗ trợ đất sản xuất theo quy định.

Hỗ trợ chuyển đổi nghề

Các hộ thuộc đối tượng quy định được xem xét, hỗ trợ mua sắm nông cụ, máy móc, làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi sang làm các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh khác hoặc hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề và được vay vốn tín dụng theo quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 Nghị định số 28/2022/NĐ-CP.

Căn cứ danh sách các hộ dân được hỗ trợ chuyển đổi nghề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, danh sách các hộ dân đăng ký phương thức hỗ trợ (bằng tiền, hiện vật hoặc học nghề), UBND cấp xã tổng hợp nhu cầu và phân loại theo từng phương thức thực hiện gửi cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện quyết định mức hỗ trợ cho từng hộ dân (mỗi hộ chỉ được hỗ trợ 01 lần).

Trường hợp các hộ dân nhận hỗ trợ bằng tiền, UBND cấp xã hướng dẫn các hộ dân tự mua sắm nông cụ, máy móc, làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, học nghề, chuyển đổi sang làm các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất kinh doanh khác theo nhu cầu đã đăng ký và thực hiện thanh quyết toán theo quy định. Trường hợp các hộ đăng ký nhận hỗ trợ bằng hiện vật, UBND cấp huyện căn cứ nhu cầu, chỉ đạo đơn vị chuyên môn hoặc UBND cấp xã tổ chức mua sắm theo quy định của pháp luật và thực hiện cấp phát cho các hộ dân. Trường hợp các hộ đăng ký học nghề, UBND cấp huyện tổng hợp, giao đơn vị chuyên môn phối hợp với các cơ sở đào tạo hỗ trợ đào tạo nghề cho các hộ dân theo quy định.

Nguồn: https://khanhhoa.gov.vn/

[Đăng ngày 15/09/2023]
[Đăng ngày 07/09/2023]
[Đăng ngày 25/07/2023]
Tuyên truyền Hội thi Hòa giải viên giỏi năm 2023
HC 2624.signed.pdf
[Đăng ngày 21/07/2023]

Xã Đại Lãnh: Phối hợp tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Phòng cháy  chữa cháy

Sáng ngày 21/7/2023, UBND xã Đại Lãnh phối hợp với Công an tỉnh Khánh Hoà, Công an huyện Vạn Ninh, Công an xã Đại Lãnh tổ chức hội nghị truyền truyền, phổ biến  pháp luật về Phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn xã Đại Lãnh năm 2023.  

Về tham dự hội nghị có ông: Nguyễn Lê Ngọc Toàn, Chủ tịch UBND xã Đại Lãnh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, lãnh đạo chính quyền địa phương và hơn 100 đại biểu là cán bộ là Chủ tịch, Phó Chủ tịch các đoàn thể chính trị, Công chức, người hoạt đông không chuyên trách, lực lượng dân quân tự vệ, Ban nhân dân 6 thôn, Công an bán chuyên trách  và trên 30 hộ gia đình có nhà ở kết hợp SXKD.

Ông Thiếu tá Nguyễn Trường Kế, Đội phó đội cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Khu vực 3 trình bày  những nội dung cơ bản của Luật phòng cháy, chữa cháy và Tập huấn công tác thực hành về Phòng cháy, chữa cháy toàn dân cho toàn thể hội nghị.



             Thông qua hội nghị này, các đồng chí  và bà con nhân dân đã được trang bị nhiều kiến thức pháp luật về Luật Phòng cháy, chữa cháy và Công tác thực hành phòng cháy chữa cháy tại hộ gia đình và nơi công cộng.

            Góp phần nâng cao nhận thức về công tác Phòng, chống cháy nổ  trên địa bàn xã ngày càng tốt hơn./.

                                                                     Thực hiện:  TTLuyên

[Đăng ngày 20/07/2023]

Xã Đại Lãnh: tổ chức hội nghị tập huấn Luật Hòa giải cơ sở và một số văn bản CCHC

 Sáng ngày 19/07/2023 UBND xã Đại Lãnh  tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ Hòa giải cơ sở và một số văn bản về CCHC năm 2023 cho các tổ hòa giải trên địa bàn xã Đại Lãnh.

Về tham dự hội nghị có ông: Trần Duy Khoang Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đại Lãnh, các đồng chí lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và 38 đại biểu là các tổ trưởng tổ Hòa giải cơ sở, Hòa giải viên cơ sở trên địa bàn xã Đại Lãnh.

  Thông qua hội nghị này, các đại biểu đã được trang bị nhiều kiến thức pháp luật về  Luật Hòa giải cơ sở &  Trao đổi kỹ năng, nghiệp vụ công tác hòa giải cơ sở, và chia sẻ kinh nghiệm công tác hoà  giải cơ sở  của tổ Hoà giải trên địa bàn xã Đại Lãnh


             Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác hòa giải cơ sở và vận động nhân dân  thực hiện tốt các quy định của pháp luật, giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, tình làng nghĩa xóm được giữ vững và xây dựng gia đình Việt Nam No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc./.

                                                                 Thực hiện:  TTLuyên



Đang online: 2

Số lượt truy cập: 997642