|
[Đăng ngày
22/07/2022]
NỮ SINH CHẾ TẠO MÁY ĐỔI RÁC LẤY QUÀ
Trong chương trình “Hè xanh mát,
tích rác đổi quà” do Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Khánh Hoà tổ
chức mới đây, chiếc máy thu gom rác thải nhựa do Đặng Nhật Uyên (sinh viên năm
thứ 4, Trường Đại học Nha Trang) và nhóm bạn chế tạo đã thu hút sự quan tâm của
nhiều bạn trẻ.
Chiếc máy thu gom rác của Đặng
Nhật Uyên có cơ chế hoạt động tương tự như một cây ATM thông minh. Khi người
dùng đưa chai nhựa vào, máy sẽ tự động trả lại 1 phiếu giấy in mã (code). Người
dùng có thể quét mã đó để đổi các phần quà giá trị từ chương trình “Hè xanh
mát, tích rác đổi quà”.
Uyên kể, năm 2019, một lần xem
chương trình thế giới động vật, Uyên thấy loài rùa biển bị thương vì túi nilon
quấn quanh người, cô dặn lòng phải làm điều gì đó để góp phần giảm thiểu rác
thải nhựa, bảo vệ các loài động vật và môi trường sống của con người. Ý tưởng
chế tạo máy thu gom rác thải nhựa ra đời từ đây.
Một chương trình thời sự giới
thiệu sản phẩm máy phân loại rác thải của các bạn trẻ Thổ Nhĩ Kỳ thôi thúc Uyên
hành động. Uyên lên mạng nghiên cứu, mày mò vẽ mô phỏng được chiếc máy thu gom
rác của mình. Tại diễn đàn “Zero Plastic Waste Challenge: Small Action Big
Impact” (Thử thách không rác thải nhựa: Hành động nhỏ, thay đổi lớn) do Phái
đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam tổ chức ở Trường Đại học Nha Trang năm 2020,
Uyên mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình và nhận được sự tán thành từ các
chuyên gia.
Sau đó, Uyên chủ động liên hệ các
thầy giáo ở khoa Kỹ thuật giao thông - Trường Đại học Nha Trang nhờ hỗ trợ chế
tạo chiếc máy. Nhận thấy cô sinh viên có ý tưởng hay, các thầy cô trong Khoa đã
giúp Uyên biến ý tưởng này thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường và gợi ý
cho Uyên thêm 4 cộng sự làm đề tài. Đề tài của Uyên bắt đầu được thực hiện từ
cuối năm 2021 và đến đầu tháng 7/2022 hoàn thành.
Thay đổi nhận thức
Ban đầu, Uyên chỉ nghĩ sẽ đặt máy
đổi rác lấy quà ở các điểm tập trung đông sinh viên của Trường Đại học Nha
Trang để các bạn đổi rác lấy giáo trình. Uyên và nhóm bạn trong dự án đã vận
động được nguồn giáo trình cũ từ sinh viên khóa trên để xây dựng “ngân hàng”
giáo trình phục vụ hoạt động của máy. Mục đích của Uyên là định hướng cho sinh
viên trong trường về việc phân loại rác thải nhựa, đồng thời giúp các bạn tiết
kiệm thời gian và tiền bạc để tìm kiếm, mua giáo trình học tập.
Việc tái sử dụng sách, giáo trình
sẽ giúp giảm tiêu thụ giấy. Như vậy, dự án của Uyên và nhóm bạn đã gián tiếp
giúp bảo vệ rừng. “Em mong muốn trong thời gian tới có thêm các nhà đầu tư hỗ
trợ cho dự án nhân rộng máy gom rác thông minh tại các trường học ở Khánh Hòa
để giúp các bạn trẻ dần thay đổi nhận thức trong việc bảo vệ môi trường. Qua
đó, giúp các bạn tiết kiệm tiền mua sách, sử dụng tiền đó để thực hiện nhiều
việc khác ý nghĩa hơn”, Uyên chia sẻ.
Tham gia “Ngày hội sáng tạo trẻ”
năm 2022 tại Trường Đại học Nha Trang, chiếc máy thu gom rác thải nhựa của Nhật
Uyên thu hút sự quan tâm của hàng ngàn bạn trẻ.
Nguồn từ Trang FB Đoàn Cơ sở xã
Đại Lãnh
[Đăng ngày
05/05/2022]
Khu Kinh tế Vân Phong sẽ là vùng động lực phát triển
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn
Thành vừa ký Quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng
Khu Kinh tế (KKT) Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, KKT
Vân Phong được định hướng là KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực có vai trò đầu
tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cả
nước.
Khu kinh tế tổng hợp đa ngành,
nền tảng là kinh tế biển
Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch nhằm xây dựng và phát triển KKT Vân Phong phù hợp
với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của tỉnh Khánh Hòa về kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia về biển, đảo; là cửa ngõ ra
Biển Đông của vùng Tây Nguyên và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Đồng thời,
việc điều chỉnh quy hoạch cũng nhằm xây dựng KKT Vân Phong trở thành trung tâm kinh
tế năng động phát triển ngành nghề mới, trình độ cao, trở thành vùng động lực
phát triển, đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là trung
tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu
vực duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ
cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm
sóc sức khỏe chất lượng cao.
Cụ thể, KKT Vân Phong được
định hướng là KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực có vai trò đầu tàu thu hút đầu
tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước. Trong
đó, kinh tế biển là nền tảng, có cảng trung chuyển container quốc tế và dịch vụ
logistics, đô thị, dịch vụ, du lịch; công nghiệp giữ vai trò quan trọng, kết hợp
phát triển các ngành kinh tế khác. Đây cũng là khu trung tâm dịch vụ, du lịch
và vui chơi giải trí tổng hợp cao cấp có những sản phẩm dịch vụ, du lịch độc
đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh
tranh quốc tế.
Xác định các khu vực trung tâm
Về định hướng phát triển không gian, thời gian qua, đơn vị tư vấn và các cơ
quan liên quan đã nghiên cứu, rà soát, kế thừa hợp lý định hướng của quy hoạch
chung năm 2014 và các quy hoạch ngành có liên quan; đồng thời nghiên cứu địa
hình cảnh quan, kết nối hạ tầng. Từ đó, xác định khu vực trung tâm gồm bán đảo
Hòn Gốm, gắn với Cảng trung chuyển quốc tế, khu dịch vụ và công nghiệp
logistics, cảng du lịch… Các khu vực trung tâm công nghiệp gồm: Khu Công nghiệp
(KCN) Vạn Thắng, KCN Dốc Đá Trắng, Trung tâm Công nghiệp Ninh Thủy; KCN Vạn
Lương; các KCN nhiệt điện và các cơ sở công nghiệp gắn với cảng nước sâu chuyên
dùng tại Ninh Phước… Bên cạnh đó, các khu vực dịch vụ du lịch và đô thị
du lịch sinh thái biển bao gồm: Các khu du lịch tại phía nam bán đảo Hòn Gốm và
đảo Hòn Lớn, khu du lịch đảo Điệp Sơn, khu đô thị du lịch tại khu vực Tuần Lễ -
Hòn Ngang - Mũi Đá Son, khu du lịch tại Đại Lãnh, các khu du lịch tại khu vực
Dốc Lết, khu du lịch tại đông nam Ninh Phước...
Đối với các khu vực đô thị
đa chức năng, gồm: Khu vực Vĩnh Yên, nam Tu Bông đến đèo Cổ Mã, Đại Lãnh, thị
trấn Vạn Giã và vùng phụ cận, trung tâm thị xã Ninh Hòa, Dốc Lết và vùng phụ
cận, đông bắc Ninh Hòa và Xóm Quán... Cùng với đó là các khu vực sinh thái nông
- lâm nghiệp và ngập mặn, dự kiến nằm ở phía tây đường sắt Bắc - Nam cũng như
tại khu vực Lạc An; trồng rừng ngập mặn, tôn tạo cảnh quan và nâng cao giá trị
sinh thái của các khu vực ngập mặn ven biển; trồng rừng, tôn tạo cảnh quan trên
các khu vực núi thuộc chân dãy núi Hoa Sơn, bán đảo Hòn Gốm, đảo Hòn Lớn, núi
Hòn Hèo, núi Ô Gà...
Về định hướng phát triển kiến
trúc cảnh quan và thiết kế đô thị tại KKT Vân Phong, quyết định đặt yêu cầu
nghiên cứu phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kinh tế theo hướng chất
lượng cao, đảm bảo sự tiếp cận thuận lợi của người dân, du khách và lao động
tại KKT, phù hợp với đặc điểm biển, đảo của Vân Phong. Đồng thời, xác định
không gian sinh thái biển, đảo, các trục không gian cảnh quan kết nối với đường
đối ngoại, đường sắt, cảng biển. Bên cạnh đó, nghiên cứu thiết kế đô thị bao
gồm các trục, vùng kiểm soát phát triển, các công trình điểm nhấn, vùng cảnh
quan không gian mở, các điểm trọng tâm mang tính biểu tượng quốc gia, các cửa
kiểm soát tại cửa ngõ khu thương mại tự do.
Quyết định cũng yêu cầu xây dựng chiến lược phát triển cho khu vực này. Mục
tiêu của việc xây dựng chiến lược nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế;
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển du lịch, hiện đại hóa, công
nghiệp hóa; đẩy nhanh quá trình phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ có
năng suất và hàm lượng giá trị gia tăng cao; nâng cao chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh của nền kinh tế vùng.
Theo quyết định được phê duyệt, KKT Vân Phong có diện tích
150.000ha, trong đó diện tích phần mặt nước khoảng 80.000ha, phần đất liền và
đảo khoảng 70.000ha thuộc huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa. Toàn bộ
khu vực này có tổng dân số hiện trạng khoảng 240.600 người, đến năm 2030 đạt
khoảng 350.000 - 380.000 người và đến năm 2040 đạt khoảng 500.000 - 550.000
người. Về nhu cầu sử dụng đất, dự kiến đất xây dựng đến năm 2030 khoảng
14.000 - 15.000ha và đến năm 2040 khoảng 20.000 - 22.000ha.
|
Nguồn: Báo điện tử Khánh Hòa
[Đăng ngày
06/03/2022]
Xây
dựng kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2022
Đây
là ý kiến chỉ đạo của ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND
tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp với các sở, ban, ngành liên quan về việc rà soát
quỹ đất và xây dựng kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2022, diễn ra chiều
21-2. Dự họp còn có ông Lê Hữu Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ
tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Năm
2022, dự kiến có 15 khu đất, thửa đất phù hợp để lập kế hoạch đấu giá quyền sử
dụng đất. Ảnh minh họa.
Tại
cuộc họp, sau khi nghe Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) báo cáo cùng ý kiến
góp ý của đại diện các sở, ban, ngành liên quan, ông Nguyễn Tấn Tuân yêu cầu Sở
TN-MT sớm tham mưu UBND tỉnh báo cáo Tỉnh ủy về việc xây dựng kế hoạch đấu giá
quyền sử dụng đất năm 2022. Trong kế hoạch phải nêu cụ thể những tồn tại, khó
khăn, kiến nghị tháo gỡ vướng mắc ở từng vị trí khu đất đấu giá; các khu đất đủ
điều kiện đấu giá phải lập hồ sơ địa chính, xác định ranh giới đo đạc. Các
ngành cần thống nhất quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đối
với các khu đất Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đang quản lý. Ông Nguyễn Tấn
Tuân cũng giao Sở TN-MT chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính kiểm
tra, rà soát các văn bản pháp lý, quy hoạch để đảm bảo việc xây dựng kế hoạch
đấu giá quyền sử dụng đất năm 2022 đúng theo quy định của pháp luật…
Theo
Sở TN-MT, hiện nay, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đang quản lý 32 khu đất
trên địa bàn tỉnh. Trong tổng số 32 khu đất đã quản lý, Trung tâm đang thực
hiện vận hành bãi đỗ xe tạm tại 6 khu đất nhằm giải quyết việc tắc nghẽn giao
thông trên địa bàn TP. Nha Trang. Qua kiểm tra, rà soát theo hiện trạng, quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2021, dự kiến, năm 2022, tỉnh có 15 khu đất,
thửa đất phù hợp để lập kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất với tổng số tiền sử
dụng đất tạm tính là hơn 752,2 tỷ đồng.
Theo nguồn Cổng điện
tử tỉnh Khánh Hòa
[Đăng ngày
20/02/2022]
Thực hiện chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Chương
trình hành động thực hiện Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 1-4-2021 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt về chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt
Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và các địa phương thực hiện đồng bộ một số
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển 9 dịch vụ chính: Dịch vụ du lịch, xây
dựng tỉnh trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của khu vực và cả
nước; phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đưa thương hiệu du
lịch Nha Trang - Khánh Hòa trở thành điểm đến hàng đầu trên bản đồ du lịch Đông
Nam Á. Dịch vụ logistics và vận tải, xây dựng hệ thống kho vận, hệ thống
logistics, phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo tăng cường liên kết vùng tạo động
lực tăng trưởng của tỉnh, khu vực và cả nước. Dịch vụ công nghệ thông tin và
truyền thông, thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn
tỉnh, xây dựng tỉnh thành đô thị thông minh, thuộc nhóm 20 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương đứng đầu về chuyển đổi số. Dịch vụ khoa học và công nghệ, tập
trung phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, tạo bứt phá về năng suất, chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh các sản phẩm của tỉnh, nhất là các lĩnh vực
thế mạnh về kinh tế biển; chú trọng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ gắn với
doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, phát
triển công nghệ. Dịch vụ tài chính ngân hàng, triển khai kịp thời, hiệu quả các
giải pháp, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong hoạt
động tiền tệ, ngân hàng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn huy động vốn
và cho vay đúng quy định và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh. Dịch
vụ phân phối, phát triển đồng bộ hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa
bàn tỉnh; tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối, các hiệp
hội và cơ quan quản lý để phát triển thị trường trong nước và ngoài nước; đẩy
mạnh phát triển dịch vụ thương mại điện tử. Dịch vụ y tế, nâng cao năng lực
chăm sóc sức khỏe nhân dân; phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đạt chuẩn quốc
gia; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý về hồ sơ sức khỏe cá
nhân, bệnh án điện tử, kê đơn và bán thuốc theo đơn; phát triển hệ thống y tế
dự phòng, y tế cơ sở; bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân kết hợp với phát triển y
tế chuyên sâu; phát triển hệ thống bệnh viện tư, đặc biệt là bệnh viện chuyên
khoa; thực hiện tốt chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Dịch
vụ hỗ trợ kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tạo được sự đột
phá; nâng cao thứ hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tạo chuyển
biến đồng bộ, thực chất trên các tiêu chí thành phần của Chỉ số PCI, nằm trong
nhóm có chất lượng điều hành “tốt” và nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước;
cải thiện và nâng cao thứ hạng các chỉ số về hành chính. Dịch vụ giáo dục và
đào tạo, đổi mới mạnh mẽ, toàn diện giáo dục đào tạo và dạy nghề. Trọng tâm là
đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu
thực tế của xã hội; đào tạo nghề theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội và
gắn kết với nhu cầu doanh nghiệp của tỉnh, khu vực và cả nước.
Nguồn: Báo điện tử Khánh Hòa
[Đăng ngày
25/07/2021]
Những năm qua, tốc độ phát triển đô thị của huyện tăng nhanh, góp phần làm thay đổi diện mạo địa phương. Thời gian tới, huyện tập trung nguồn lực đầu tư để đạt tiêu chí của đô thị loại IV, gắn với phát triển khu vực bắc Vân Phong.
|
Chú trọng đầu tư nhiều công trình
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Tỷ lệ đô thị hóa đạt 60%; diện tích sàn nhà ở đô thị bình quân đạt 26,5m2/người; tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 100%; đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng đô thị đạt tiêu chuẩn 4m2/người; tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch đạt 100% với tiêu chuẩn trên 120 lít/người/ngày/đêm…
Đến năm 2030: Tỷ lệ đô thị hóa đạt 70%. Hệ thống đô thị bao gồm: Vạn Giã là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật, một bộ phận của Khu Kinh tế Vân Phong; các phường: Vạn Hưng, Vạn Lương, Vạn Phú, Vạn Thắng, Vạn Bình, Vạn Khánh, Vạn Long, Vạn Phước; xây dựng Đại Lãnh (đô thị loại IV) là đô thị du lịch, dịch vụ cửa ngõ phía bắc của tỉnh và huyện Vạn Ninh...
|
Triển khai Chương trình phát triển đô thị huyện giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt, huyện đã lựa chọn và đầu tư 95 dự án với tổng nguồn vốn hơn 2.110 tỷ đồng. Việc đầu tư phát triển đô thị được huyện tập trung vào 4 nhóm công việc chính là: Quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; khu tái định cư và nhà ở; hạ tầng xã hội. Bên cạnh đó, huyện lồng ghép đầu tư 61 công trình phát triển đô thị với tổng kinh phí hơn 113 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã hoàn thành 33 công trình và 28 công trình đang triển khai thực hiện.
Theo ông Võ Thành Sơn - Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện, những năm qua, Vạn Ninh đã tăng cường đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông, các công trình hạ tầng kỹ thuật. Trong đó, nhiều tuyến đường như: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Trần Đường… được nâng cấp, mở rộng khang trang. Các công trình hạ tầng xã hội cũng được huyện chú trọng đầu tư như: Nhà máy nước Tu Bông, kè bờ biển Đại Lãnh, kè bờ biển Vạn Giã, kè từ đường sắt đến cầu Huyện, kè hạ lưu sông Tô Giang, bến cá Quảng Hội, bến xe Vạn Ninh, Cảng tổng hợp Bắc Vân Phong, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai… Những công trình được đầu tư đồng bộ đã góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị; mang lại lợi ích xã hội, được người dân đánh giá cao.
Bên cạnh đó, công tác quy hoạch được thực hiện đồng bộ. Huyện đã hoàn thành quy hoạch 1/500 khu tây bắc - đông bắc thị trấn Vạn Giã, 1/500 khu đô thị Đại Lãnh và 1/500 khu trung tâm 3 xã: Vạn Phú, Vạn Thọ, Xuân Sơn. Đến nay, dân số đô thị có 28.410 người, chiếm 21,61% tổng số dân toàn huyện. Chất lượng đô thị ngày càng được cải thiện rõ rệt. Diện tích sàn nhà ở đô thị bình quân đạt 16m2/người; nhà kiên cố và bán kiên cố đạt 98%. Điện chiếu sáng dọc các đường phố chính đạt hơn 90%, trong khu dân cư và ngõ xóm đạt 55%; tỷ lệ cây xanh toàn đô thị đạt 7m2/người…
Phấn đấu đạt đô thị loại IV
Thời gian tới, huyện tập trung triển khai đầy đủ, toàn diện các nhiệm vụ và giải pháp phát triển đô thị trên địa bàn huyện. Huyện sẽ lựa chọn triển khai thực hiện các dự án, công trình trọng điểm theo Chương trình phát triển đô thị huyện giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; tập trung đầu tư để đạt huyện nông thôn mới vào năm 2025, phấn đấu đạt tiêu chí của đô thị loại IV gắn với việc đầu tư, phát triển khu vực bắc Vân Phong; ưu tiên xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị hợp lý, từng bước hiện đại hóa nhằm hoàn thiện các tiêu chí theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo phục vụ tốt đời sống người dân đô thị.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, huyện tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng; tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình dịch vụ phát triển như: Kinh doanh bất động sản, tư vấn đầu tư, xúc tiến thương mại... Huyện sẽ cải thiện môi trường đầu tư, kêu gọi nguồn đầu tư; ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển đô thị từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực để đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng dự án nhà ở, nhất là nhà ở xã hội; khuyến khích người dân hợp tác, tự nguyện giải tỏa, hoán đổi đất khi Nhà nước thực hiện quy hoạch, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân khi bố trí tái định cư và được hưởng lợi nhiều hơn từ quy hoạch…
Nguồn: Báo điện tử Khánh Hòa
[Đăng ngày
25/06/2021]
Ảnh minh họa
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020 (đã khởi công và sắp khởi công).
Nghị quyết nêu rõ, Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2017-2020 (dưới đây gọi tắt là Dự án đường cao tốc) được Quốc hội khóa XIV quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2017 với 11 dự án thành phần, trong đó có 07 dự án đã khởi công và 04 dự án sắp khởi công.
Theo báo cáo của một số địa phương thuộc phạm vi Dự án đường cao tốc và Bộ Giao thông vận tải, nguồn khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT) khai thác tại các mỏ còn thời hạn chỉ đáp ứng hơn 60% nhu cầu của Dự án đường cao tốc. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, nếu không đủ vật liệu cung cấp cho các dự án thành phần sẽ dẫn tới nguy cơ Dự án đường cao tốc không hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu nên cần có “cơ chế đặc thù” để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi cấp phép mới cũng như khi tăng công suất cho các mỏ đã cấp phép, tăng cường trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý khoáng sản và bảo vệ môi trường.
Sau khi nghe Tờ trình của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ý kiến của các thành viên Chính phủ, Chính phủ đã trao đổi, thảo luận và thống nhất quyết nghị:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Dự án đường cao tốc đi qua được thực hiện một số “cơ chế đặc thù” sau đây:
a) Được phê duyệt các khu vực khoáng sản làm VLXDTT đã có trong quy hoạch khoáng sản liên quan, đủ tiêu chuẩn và chỉ phục vụ thi công Dự án đường cao tốc là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Đối với khu vực khoáng sản mới (chưa cấp phép thăm dò, khai thác), chỉ cấp cho nhà đầu tư (đối với dự án theo hình thức PPP và BOT), nhà thầu (đối với dự án đầu tư công) thi công Dự án đường cao tốc khi có đề nghị và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Nội dung giấy phép khai thác phải quy định trách nhiệm huy động toàn bộ công suất khai thác ghi trong giấy phép để cấp vật liệu cho Dự án đường cao tốc.
b) Đối với các mỏ khoáng sản làm VLXDTT (trừ cát, sỏi lòng sông, cửa biển) đã cấp phép, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác, được phép quyết định nâng công suất không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác (không tăng trữ lượng đã cấp phép) mà không phải lập dự án đầu tư điều chỉnh, đánh giá tác động môi trường (báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường) hoặc giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường nhưng phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường trong khai thác.
2. Khi thực hiện “cơ chế đặc thù” nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Dự án đường cao tốc đi qua có trách nhiệm:
a) Đối với trường hợp nâng công suất, chỉ cho phép nâng công suất theo điểm b mục 1 nêu trên khi hoạt động khai thác đáp ứng yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác và sau khi tổ chức, cá nhân khai thác đã ký văn bản cam kết cung cấp vật liệu cho nhà đầu tư/nhà thầu của dự án thành phần. Nội dung giấy phép khai thác (điều chỉnh) phải xác định địa chỉ sử dụng khoáng sản là nhà đầu tư/nhà thầu của dự án thành phần đường cao tốc; nghiêm cấm việc nâng giá, ép giá, nếu vi phạm phải xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Đối với khu vực khai thác mới, yêu cầu tổ chức, cá nhân sau khi đã khai thác đủ khối lượng cung cấp cho Dự án đường cao tốc phải thực hiện cải tạo phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ, trả lại mỏ và đất đai cho địa phương quản lý theo quy định.
c) Cấp phép khai thác phải bảo đảm không ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, phòng chống sạt lở và tai biến địa chất, bảo đảm đa dạng sinh học và bảo vệ rừng; bảo đảm quốc phòng-an ninh; an toàn giao thông cũng như cho các công trình thuộc Dự án đường cao tốc. Việc khai thác cát, sỏi không làm thay đổi dòng chảy, không gây sạt lở lòng, bờ, bãi sông. Không cấp phép khai thác mới đối với các mỏ nằm gần hành lang bảo vệ đường có ảnh hưởng đến cảnh quan và an toàn giao thông đối với đường cao tốc.
d) Kiểm soát chặt chẽ khối lượng khoáng sản khai thác thực tế để yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định; thực hiện việc công bố đầy đủ giá vật liệu xây dựng trên địa bàn theo quy định, không để xảy ra thất thoát tài sản Nhà nước. Trường hợp phát hiện loại khoáng sản khác không phải là khoáng sản làm VLXDTT, yêu cầu tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản kịp thời báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để xử lý theo quy định;
đ) Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21-3-2019 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian khi thực hiện thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản làm VLXDTT cung cấp cho Dự án đường cao tốc thuộc địa bàn;
e) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với các tập thể, cá nhân không làm tròn trách nhiệm hoặc bao che cho hành vi đầu cơ, nâng giá vật liệu để trục lợi; thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXDTT đã cấp đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản. Đặc biệt kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân bán vật liệu cho tổ chức, cá nhân khác hoặc không cung cấp khoáng sản làm VLXDTT cho nhà đầu tư/nhà thầu đã ghi trong giấy phép đồng thời thu hồi giấy phép đã cấp để cấp cho nhà đầu tư/nhà thầu theo quy định;
g) Quyết định dừng áp dụng “cơ chế đặc thù” nêu tại mục 1 sau khi đã khai thác đủ khối lượng khoáng sản làm VLXDTT cung cấp cho Dự án đường cao tốc.
Lập 5 Đoàn kiểm tra công tác quản lý, cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXDTT
Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết này. Trước ngày 31-7-2021, chủ trì, phối hợp với các Bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng, Công an, Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động-Thương binh và Xã hội thành lập 5 Đoàn kiểm tra công tác quản lý, cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXDTT cung cấp cho Dự án đường cao tốc của các địa phương có Dự án đi qua; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản, pháp luật có liên quan của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật và Nghị quyết này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15-8-2021.
Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu, điều tra theo pháp luật cạnh tranh để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh liên quan đến vật liệu xây dựng như hành vi thông đồng, thỏa thuận để găm hàng, tăng giá, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để trục lợi, định kỳ 3 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các Bộ: Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải tăng cường nghiên cứu giải pháp công nghệ để sử dụng vật liệu sẵn có, đặc biệt là tro, xỉ từ các nhà máy nhiệt điện đáp ứng yêu cầu làm vật liệu san lấp để cung cấp cho Dự án đường cao tốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 26- 03-2021.
Theo khanhhoa.gov.vn
[Đăng ngày
27/04/2021]
Ngày 22-2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 04-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác lập quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nguồn Báo Khánh Hòa
|
Đang online:
51
Số lượt truy cập:
1068886
|