Giới thiệu về tiềm năng    Thành tựu kinh tế - xã hội    Giới thiệu chung    Điều kiện tự nhiên    Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp   
[Đăng ngày 30/08/2023]
V/v công bố dah mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông.
2032.signed.pdf
[Đăng ngày 24/08/2023]
Về việc tiếp tục tuyên truyền thanh toán trực tuyến NVTC trên Cổng dịch vụ công quốc gia - Vạn Ninh
1613 TTHT 23-8 Phoi hop tuyen truyen thanh toan truc tuyen NVTC- NHo.signed.signed.signed.pdf
BKH_ Tai lieu tuyen truyen thanh toan NVTC (LAN 4).signed.signed.pdf
[Đăng ngày 24/08/2023]
[Đăng ngày 17/08/2023]
V/v tăng cường công tác tuyên truyền, sử dụng hiệu quả các Dịch vụ công trực tuyến
HC 2903.signed.signed.pdf
day manh tt VE DVC TRUC TUYEN.signed.signed.pdf
[Đăng ngày 14/08/2023]
V.v tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4, thanh toán trực tuyến, giao trả hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, chữ ký số lãnh đạo, chứng thư số cơ quan
HC 2917.signed.signed.pdf
[Đăng ngày 13/08/2023]
Quyết định số 1668/QĐUBND ngày 18/7/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà về việc phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn trình, một phần; Danh mục dịch vụ công thực hiện bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà
1668_ Quyet dinh phe duyet danh muc dich vu cong truc tuyen toan trinh, một phan, dịch vu BCCI tinh Khanh Hoa.pdf
Kem theo QĐ 1668 ( Phe duyet danh muc DVC truc tuyen toan trinh, một phan, BCCI..).pdf
[Đăng ngày 27/06/2023]

100% xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành

Đây là một trong những mục tiêu trọng tâm của kế hoạch thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2023 - 2025 vừa được UBND tỉnh ban hành.

 

100% xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành. Ảnh minh họa. Ảnh: Lê Xưa.

Kế hoạch đã đề ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2025: 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; 100% số xã đạt tiêu chuẩn xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành; 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 60% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên; 25% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu có hình ảnh điểm du lịch của huyện được quảng bá thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội và có dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% cán bộ quản lý các cấp tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyển đổi số; 70% xã có các hợp tác xã, 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số…

Để hoàn thành mục tiêu trên, kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực về chuyển đổi số; xây dựng chính quyền số; tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn; triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh và huy động các nguồn lực để triển khai chương trình.

Theo nguồn Cổng thông tin điện tử Khánh Hoà

[Đăng ngày 10/04/2023]
về việc triển khai thực hiện Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 24/3/2023 của UBND tỉnh Khánh Hoà về ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống Họp trực tuyến tỉnh Khánh Hoà
CV ve trien khai thuc hien quyet dinh so 680 cua tinh khanh hoa ve ban hanh quy che quan ly van hanh su dung he thong hop truc tuyen tinh khanh hoa.signed.signed.signed.pdf
HC 1131.signed.signed (1).pdf
[Đăng ngày 10/04/2023]
KH Ứng phó sự cố, bảo đảm an toàn
thông tin mạng trên địa bàn địa bàn xã Đại Lãnh năm 2023
KH UNG PHO SU PHO AN TOAN THONG TIN MANG.2023.signed.signed.pdf
Phụ lục quy trình ứng cứu, xử lý khẩn cấp sự cố tấn công mạng.pdf
[Đăng ngày 09/04/2023]
Ứng phó sự cố, bảo đảm an toàn
thông tin mạng trên địa bàn địa bàn huyện Vạn Ninh năm 2023
HC 1129.signed.signed.pdf
[Đăng ngày 03/04/2023]
[Đăng ngày 25/03/2023]

Cách chuẩn hóa thông tin thuê bao

đối với nhà mạng Vinaphone, Viettel, Mobiphone

          Sau ngày 31/3/2023, thuê bao không chuẩn hóa thông tin theo dữ liệu cư dân quốc gia sẽ bị khóa một chiều. Người dùng cần kiểm tra để sớm chỉnh sửa thông tin nếu chưa chính xác. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có văn bản hướng dẫn người dân cách chuẩn hóa thông tin thuê bao thông quá các trang web/ của các nhà mạng. Dưới đây là cách chuẩn hoá thông tin thuê bao đối với nhà mạng VinaPhone, MobiFone, Viettel.




Thự hiện Thu Thảo

[Đăng ngày 14/03/2023]

Ngăn chặn những lo ngại về an ninh mạng trong hiện đại hóa hạ tầng dịch vụ công cộng

42% người tiêu dùng lo lắng về việc ngành dịch vụ công cộng có quyền truy cập vào dữ liệu sử dụng nước và năng lượng để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.

 

Hạ tầng dịch vụ công cộng đang rất cần được hiện đại hóa. Ở nhiều nơi trên thế giới, cơ sở hạ tầng cung cấp điện và nước cho người tiêu dùng chưa sẵn sàng để chống chọi với thiên tai và nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Theo báo cáo tài nguyên (Resourcefulness Report) năm 2022 của Itron, tích hợp phân tích dữ liệu thời gian thực vào tiến trình ra quyết định là một cách để bắt đầu các nỗ lực hiện đại hóa. Tuy nhiên, gần 1/5 hạ tầng dịch vụ công cộng không sử dụng các công cụ sẵn có do lo ngại về bảo mật và quyền riêng tư.

Mặc dù có nhiều vấn đề liên quan đến bảo mật cần cân nhắc, nhưng việc từ bỏ triển khai các công cụ phân tích dữ liệu không phải là giải pháp lâu dài và hữu hiệu cho các dịch vụ này. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như nhu cầu về bảo mật và quyền riêng tư, các công ty dịch vụ hạ tầng công cộng cần theo đuổi một chương trình bảo mật toàn diện, bao gồm cả hệ thống công nghệ vận hành (OT), hệ thống lưu trữ và dịch vụ dữ liệu khách hàng.

Các hạ tầng dịch vụ công cộng phải đối mặt với sự phức tạp

An ninh mạng là ưu tiên ở tất cả các ngành và các nước, nhưng có một số yếu tố làm tăng thêm sự phức tạp của hạ tầng các dịch vụ công cộng. Cùng với sự dai dẳng của các cuộc tấn công, là ngành được quản lý thì các dịch vụ công cộng phải phải có các nhiệm vụ báo cáo và tuân thủ mới như Đạo luật báo cáo sự cố mạng cho cơ sở hạ tầng quan trọng năm 2022 (CIRCIA). Những cân nhắc bảo mật khác bao gồm OT trở nên lỗi thời có thể gây khó khăn cho việc cập nhật và bảo vệ, thiếu kiểm soát đối với những công nghệ và thiết bị IoT của bên thứ ba như các thiết bị nhà thông minh, tấm pin mặt trời và mối đe dọa lớn nhất là lỗi của con người.

Những yếu tố rủi ro này gây thêm áp lực cho các dịch vụ công cộng, vì một cuộc tấn công thành công có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là chết người. Ví dụ như trường hợp một tin tặc cố gắng đầu độc (rất may là không thành công) nguồn cung cấp nước ở Oldsmar, Florida (Mỹ).

Ngành dịch vụ công cộng có rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Tuy nhiên, theo báo cáo Resourcefulness 2022 của Itron thì người tiêu dùng cũng không quá lo lắng về quyền riêng tư của dữ liệu được thu thập bởi các dịch vụ công cộng. Nhưng 81% những người điều hành ngành dịch vụ công cộng lại rất quan tâm đến việc đảm bảo quyền riêng tư của dữ liệu khách hàng. 42% người tiêu dùng lo lắng về ngành dịch vụ công cộng có quyền truy cập vào dữ liệu sử dụng nước và năng lượng để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Trên thực tế, nhiều người tiêu dùng muốn tiếp cận nhiều hơn với những thông tin chuyên sâu này để họ có thể giảm mức sử dụng năng lượng và tiết kiệm tiền.

Báo cáo chỉ ra rằng ý kiến của người tiêu dùng nghiêng về phía phân tích dữ liệu. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu khách hàng, các tiện ích cần giải quyết các mối lo ngại về bảo mật OT làm chậm quá trình triển khai các công cụ phân tích dữ liệu. Các công ty cung cấp dịch vụ công cộng có thể thực hiện các bước sau để giảm thiểu những lo ngại này và bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng.

Ba bước để bảo vệ dữ liệu

Có ba bước chính mà ngành dịch vụ công cộng có thể thực hiện để bảo vệ lượng dữ liệu khổng lồ được thu thập nhằm biến việc phân tích dữ liệu theo thời gian thực thành hiện thực. Với cách tiếp cận toàn diện bao gồm cả các hệ thống OT, hệ thống lưu trữ và hệ thống dữ liệu phục vụ khách hàng, các nhà khai thác dịch vụ công cộng có thể tự tin hơn khi hiện đại hóa công nghệ.

1) Bảo vệ CNTT và OT bằng cách xây dựng các DMZ mạnh mẽ mạnh mẽ

Các DMZ (Demilitarized Zone - một vùng nằm giữa LAN (Local Area Network) và internet) cung cấp khả năng phân đoạn mạng mạnh mẽ và đối với các tiện ích là rào cản giữa môi trường CNTT và OT. Điều này hữu ích hơn trong việc ngăn chặn tin tặc sử dụng các phương pháp tấn công truyền thống để xâm nhập vào mạng CNTT của các công ty cung cấp dịch vụ công cộng.

Ngoài việc tách biệt các hệ thống CNTT và OT, các công ty cũng nên cố gắng đạt được sự đơn giản tối đa trong mạng của họ. Hệ thống càng phức tạp thì càng có nhiều lỗ hổng. Mà các tác nhân độc hại lại là những chuyên gia trong việc phát hiện và khai thác những lỗ hổng này.

Tuy nhiên, giống như bất kỳ chiến lược nào, không có gì là hoàn hảo, các dịch vụ công cộng nên có một bản sao lưu tại chỗ để vừa phát hiện vừa ngăn chặn sự xâm nhập và giảm thời gian chết trong trường hợp bị tấn công.

2) Giải quyết yếu tố con người

Mặc dù các biện pháp phòng ngừa nâng cao đối với những hệ thống và mạng doanh nghiệp là rất quan trọng, nhưng rủi ro lớn nhất đối với an ninh mạng sẽ luôn là lỗi của con người. Phòng thủ tiêu chuẩn, xác thực đa yếu tố, kiểm soát truy cập dựa trên vai trò, quy trình kiểm tra nội bộ, bộ lọc thư rác, ngăn chặn macro Microsoft Office, phát hiện và phản hồi điểm cuối, giải pháp ngăn ngừa mất dữ liệu… là một chặng đường dài giúp nhân viên dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định đúng đắn và khó khăn hơn cho những kẻ xấu.

Theo báo cáo chi phí vi phạm hàng năm năm 2022 (2022 Cost of a Data Breach Report) của IBM, “phần mềm tống tiền và các cuộc tấn công phá hoại là nguyên nhân của hơn 1/4 các vụ vi phạm trong những ngành cơ sở hạ tầng quan trọng”. Với mối đe dọa này, bạn cũng nên thiết lập chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về bảo mật trong toàn công ty để đảm bảo ý thức trong văn hóa bảo mật. Người dùng cuối nên biết về tất cả các mối đe dọa có thể xảy ra, bao gồm cả những mối đe dọa trong thiết bị gia đình.

3) Tạo lớp phòng thủ bổ sung cho những tài sản có giá trị

Bắt đầu với việc thiết lập kiến trúc zero-trust, hoạt động theo giả định rằng không có người dùng bên trong hoặc bên ngoài nào có thể tin cậy được. Tiếp theo, áp dụng các giao thức để xác minh thiết bị, ứng dụng và người dùng nào có thể truy cập mạng và hệ thống. Khi đưa bất kỳ dịch vụ nào lên Internet, hãy tận dụng các phương pháp hữu dụng nhất trong ngành bằng cách chọn những công nghệ đã được kiểm chứng và xác minh độc lập.

Các công ty dịch vụ công cộng cần xác định những gì có nguy cơ bị tin tặc nhắm đến nhiều nhất cũng như những tài sản có giá trị mà dễ bị xâm nhập nhất để thêm các cấp độ bảo vệ như mã hóa hoặc xác thực đa yếu tố. Ngoài ra, cần kết hợp những biện pháp phòng ngừa này với các phương pháp hiệu quả khác như giám sát toàn diện và kế hoạch cho chiến lược ứng phó sự cố.

Thay đổi là khó khăn, nhưng không thể không thay đổi

Ngành công nghiệp tiện ích phải đối mặt với một số sự gián đoạn còn tệ hơn cả sự gián đoạn của các cuộc tấn công mạng và những lo ngại về quyền riêng tư đã chuyển hướng sự chú ý của các nhà điều hành theo nhiều hướng khác nhau. Điều này bao gồm tích hợp năng lượng tái tạo, hỗ trợ xe điện và chuẩn bị cho các sự kiện thời tiết khắc nghiệt. Tất cả đòi hỏi phải xử lý song song với các tác động bất lợi của cơ sở hạ tầng và lưới điện cũ kỹ.

Tuy nhiên, điều quan trọng là cần có sự hỗ trợ của chính phủ cho các tiện ích tập trung vào tăng cường phòng thủ mạng. Ví dụ: Đạo luật việc làm và đầu tư cơ sở hạ tầng (Infrastructure Investment and Jobs Act - IIJA) có những khoản tài trợ lớn cho an ninh mạng là một sự hỗ trợ lớn cho các công ty dịch vụ hạ tầng của Hoa Kỳ.

Phân tích dữ liệu đã được chứng minh là một điểm tựa hữu hiệu cho các tiện ích trong hành trình hướng tới hiện đại hóa. Tuy nhiên, khi các mối lo ngại về an ninh mạng được giải quyết và các tiện ích nắm bắt được sức mạnh của phân tích dữ liệu thời gian thực thì cơ sở hạ tầng quan trọng sẽ trở nên đáng tin cậy và linh hoạt hơn./.

Theo nguồn Cổng điện tử Sở TTTT tỉnh Khánh Hòa

[Đăng ngày 14/03/2023]

Luật Giao dịch điện tử sẽ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số

(Mic.gov.vn) - 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, Luật Giao dịch điện tử phải tạo môi trường pháp lý minh bạch để doanh nghiệp chuyển đổi số, tháo gỡ các rào cản giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

 

Ủy viên BCHTW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo hội thảo.

Chiều 23/2/2023, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Tại hội thảo, vài vấn đề nổi cộm đã được các đại biểu nêu ý kiến. Trong đó Shopee, Grab và một số luật sư nêu quan ngại về khoản 1c, điều 48 của dự thảo. Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, đại diện cơ quan soạn thảo đã “gỡ rối” cho những thắc mắc này.

 

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng giải đáp ý kiến của các đại biểu tại hội thảo

Cụ thể, tại khoản 1c, điều 48 quy định trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phải sẵn sàng thực hiện kết nối kỹ thuật phục vụ giám sát, kiểm tra, báo cáo số liệu hoạt động với hệ thống giám sát của cơ quan nhà nước theo quy định của Luật Giao dịch điện tử và pháp luật liên quan. Hiểu nôm na, các nền tảng số như Grab, Shopee,... phải kết nối kỹ thuật với cơ quan nhà nước để giám sát.

Ông Phan Mạnh Hà, Giám đốc đối ngoại Shopee Việt Nam, lo ngại Luật có thể xung đột với Luật Sở hữu trí tuệ. Vị này cho rằng nếu sàn thương mại điện tử phải liên tục kết nối với hệ thống của cơ quan nhà nước thì nhiều dữ liệu nhạy cảm như bí mật kinh doanh có thể bị lộ.

Chưa kể gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp khi phải xây dựng một hệ thống song song với hệ thống vận hành của doanh nghiệp, chỉ nhằm phục vụ mục đích giám sát của cơ quan nhà nước. Do đó, ông Hà kiến nghị bỏ quy định trên.

 

Đại diện Shopee phát biểu tại hội thảo.

Tương tự, bà Đặng Thị Thuỳ Trang, đại diện Grab Việt Nam, cho rằng điều đó làm xuất hiện thêm một quy định và thủ tục hành chính mới cho doanh nghiệp, có thể tạo gánh nặng cho các công ty kinh doanh trong khi hiệu quả chưa đo lường được.

Cũng quan tâm về vấn đề này, bà Lê Thu Minh (Công ty luật Baker & McKenzie Việt Nam) nhận định rằng việc yêu cầu phải có một kết nối như vậy sẽ mang lại nhiều rủi ro an ninh thông tin và bảo mật, là một điểm yếu có thể bị lợi dụng để tấn công vào hệ thống của cơ quan nhà nước và nhà cung cấp dịch vụ.

Ngoài ra, thông tin báo cáo số liệu hoạt động trực tiếp thông qua kết nối hệ thống thời gian thực có thể tiêu tốn năng lượng và tài nguyên lưu trữ một cách không cần thiết.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng giải đáp những thắc mắc trên, đồng thời khẳng định Bộ TT&TT luôn mong muốn hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi số.

Về cơ bản, quy định tại khoản 1c, điều 48 chỉ là số hoá các báo cáo hiện tại. Thay vì dùng văn bản giấy, doanh nghiệp sẽ thực hiện kết nối hệ thống cơ quan nhà nước để báo cáo. Đồng thời, doanh nghiệp không phải cung cấp tất cả thông tin hoạt động của mình mà chỉ đưa ra những số liệu theo luật định. Việc báo cáo cũng thực hiện định kỳ theo quy định hiện hành, không liên tục theo thời gian thực.

Thứ trưởng nêu ví dụ, trước đây mỗi tháng doanh nghiệp phải báo cáo bằng giấy một lần, thì với dự luật mới cũng thực hiện một lần nhưng qua ứng dụng công nghệ.

Các số liệu cần báo cáo sẽ căn cứ theo luật định, doanh nghiệp không phải kết nối toàn bộ với hệ thống giám sát. Do đó, nguy cơ lộ bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ là không thể xảy ra.

Về mặt công nghệ, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho rằng không cần xây dựng một hệ thống mới hoàn toàn, mà nền tảng công nghệ của các công ty lớn đều có khả năng đáp ứng được yêu cầu của cơ quan nhà nước. Thậm chí, chi phí tuân thủ dự luật mới về kết nối, giám sát có thể tiết kiệm hơn so với cách làm truyền thống.

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, ông Nguyễn Đức Hải, Ủy viên BCHTW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, nhắc lại lời của Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, cho rằng Dự luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) là nội dung cốt lõi của chuyển đổi số; quy định các vấn đề xoay quanh chữ ký số, một phương tiện để thực hiện giao dịch trên môi trường Internet.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, luật phải tạo môi trường pháp lý minh bạch để doanh nghiệp chuyển đổi số, tháo gỡ các rào cản giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. 

theo ictnews.vietnamnet.vn

[Đăng ngày 27/02/2023]
Công văn về việc tăng cường sử dụng chứng thư số, chữ ký số
CV ve tang cuong chung thu so va ky so.signed.signed (1).pdf


Đang online: 1

Số lượt truy cập: 988867