Giới thiệu về tiềm năng    Thành tựu kinh tế - xã hội    Giới thiệu chung    Điều kiện tự nhiên    Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp   
[Đăng ngày: 06/08/2018]
TIỀM NĂNG



Bãi tắm Đại Lãnh nổi tiếng với bờ cát trắng mịn màng, nước biển trong xanh nhìn rõ tận đáy, lại có độ thoải lớn, có thể bơi lội xa bờ, độc đáo là có một nguồn nước ngọt từ chân núi chảy ra, hòa vào biển cả, quanh năm không cạn. Kề bãi biển là rừng phi lao xanh tươi gió thổi vi vu hòa cùng tiếng sóng biển rì rào thành bản nhạc không lời du dương, trầm bổng. Chính vì vậy, Đại Lãnh có tiềm năng về du lịch sinh thái rất lớn. Hiện nay, Đại Lãnh là cầu nối giữa hai hầm đường bộ đèo Cả và đèo Cổ Mã trên huyết mạch Quốc lộ 1A có quy mô và thiết kế xây dựng hiện đại nhất Việt Nam. Biển Đại Lãnh được tổ chức du lịch thế giới đánh giá là một trong những thắng cảnh đẹp nhất ở Đông Nam Á.
Tài nguyên nước
Xã có hai suối nhỏ là suối Para (dài khoảng 3km) và suối Đá (dài khoảng 5km) chủ yếu là các suối ngắn, lòng suối hẹp và có lưu lượng nước nhỏ. Các suối bắt nguồn từ dãy Trường Sơn phía Bắc giáp với huyện Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) chảy theo hướng Tây sang Đông đổ ra biển phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Hiện nay trên các suối, địa phương đã xây dựng hệ thống các đập lấy nước phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân trên địa bàn.

Ngoài các suối, tại Đại Lãnh còn có các nguồn nước ngầm: Vùng địa hình thấp ven sông mực nước ngầm tầng nông cách mặt đất từ 3m đến 4m có chỗ từ 1m đến 2m; địa hình cao phía Bắc mực nước ngầm cách mặt đất 5m đến 6m.
Nguồn nước tưới tiêu để sản xuất và sinh hoạt của xã chủ yếu lấy từ các con suối. Nguồn nước này góp phần chính trong phục vụ sinh hoạt, việc sản xuất lúa, hoa màu, phát triển chăn nuôi đã góp phần điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Với địa hình có biển, nên ngư nghiệp là ngành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Đại Lãnh. 
Hiện nay, ngành nghề của xã Đại Lãnh chủ yếu là khai thác, đánh bắt và chế biến thủy hải sản (chủ yếu cá, mực xuất khẩu) ngoài ra còn các nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và du lịch đang được phát triển. Lĩnh vực kinh tế Đại Lãnh ngày càng phát triển qua từng năm, cụ thể năm 1994, trên địa bàn Đại Lãnh tỷ lệ đánh bắt hải sản chiếm 65%; thương nghiệp dịch vụ 20%; sản xuất nông nghiệp và các nghề phụ khác 15% thì đến năm 2018 iá trị sản xuất của ngành ngư nghiệp tăng lên chiếm gần 90% tổng giá trị sản xuất của xã, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 3,2% và thương mại dịch vụ chiếm 15,9%. Trong thời gian qua, số hộ gia đình nuôi, tôm thẻ chân trắng tăng nhanh với quy mô lớn chủ yếu nuôi tại Vạn Thạnh, Vạn Thọ, Phú Yên, bên cạnh đó lĩnh vực thương mại dịch vụ tăng khá góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Đại Lãnh.
Đại Lãnh có hệ thống giao thông nông thôn thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân cũng như sự phát triển của địa phương. Các trục đường chính liên thôn trên địa bàn xã được bê tông h% óa với chiều dài 12 km, ngoài ra còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A dài 6 km đi qua địa bàn xã thuận lợi trong việc đi lại, giao lưu mua bán của nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.




Đang online: 4

Số lượt truy cập: 988785