Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đây là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp trực tuyến lần thứ 9 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Chính phủ, diễn ra chiều 10-7. Dự phiên họp còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang. Tại điểm cầu Khánh Hòa, ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương tham dự phiên họp. 

Tại phiên họp, sau khi nghe báo cáo của các bộ, ngành Trung ương và địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong việc triển khai, thực hiện công tác chuyển đổi số và Đề án 06. Đồng thời đề nghị, thời gian tới, các bộ, ngành Trung ương, địa phương cần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của chuyển đổi số, trọng tâm là kinh tế số để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, làm chủ thể của hoạt động chuyển đổi số; xây dựng cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia; đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về chuyển đổi số; tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trên môi trường mạng; đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính, tăng hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: baochinhphu.vn.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, 6 tháng đầu năm 2024, công tác chuyển đổi số trong cả nước đã đạt được nhiều kết quả nổi bật như: Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình trên tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đạt 42%; kinh tế số ước tăng trưởng 22,4% và tỷ trọng kinh tế số trong GDP ước đạt 18,3%; doanh thu lĩnh vực công nghệ thông tin tăng trưởng 26%; tốc độ tăng trưởng doanh số trên sàn giao dịch bán lẻ trực tuyến tăng 80% so với cùng kỳ năm 2023; số lượng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tăng 8% so với cùng kỳ năm trước…

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ảnh minh họa.

Về kết quả thực hiện Đề án 06, Bộ Công an cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, các bộ, cơ quan ngang bộ đã đề xuất tiếp tục thực thi phương án đơn giản hóa đối với 317 thủ tục hành chính được quy định tại 65 văn bản quy phạm pháp luật; 63/63 địa phương, 13/22 bộ, ngành hoàn thành việc nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh; tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của cấp bộ là 46,36%, của địa phương đạt 58,12%…

Tại Khánh Hòa, thời gian qua, địa phương tiếp tục triển khai sử dụng có hiệu quả các hệ thống thông tin, nền tảng số về: Quản lý văn bản và điều hành; giải quyết thủ tục hành chính; quản lý cán bộ công chức; quản lý việc giải quyết kiến nghị của cử tri; phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về kinh tế - xã hội tỉnh; ứng dụng “Công dân số tỉnh Khánh Hòa”… Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa đang trong giai đoạn tổ chức triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số như: Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) cho các hệ thống thông tin của tỉnh; nâng cấp hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Khánh Hòa; xây dựng nền tảng số hóa dữ liệu tỉnh Khánh Hòa; nâng cấp mở rộng hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh…

Theo:https://chuyendoiso.khanhhoa.gov.vn/


[Đăng ngày: 17/04/2013]

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa, UBND huyện Vạn Ninh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện Vạn Ninh. Thời gian qua, Trạm Thú y Vạn Ninh phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 4 Vạn Ninh kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các chủ kinh doanh mua bán, giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Vạn Ninh.

[Đăng ngày: 18/08/2023]

Quy định mới về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.


Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về "Lập và giao kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia" (Điều 5) như sau:

Việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công.

Việc lập kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia được thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia; quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chủ chương trình chủ trì, phối hợp với chủ dự án thành phần và các cơ quan có liên quan:

Dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ và phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm của chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, cơ quan trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đề xuất giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Xây dựng phương án phân bổ và thông báo dự kiến mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm; hằng năm thông báo mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 3 năm của chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, cơ quan trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 5 năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, cơ quan trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định Luật Đầu tư công.

Nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung "Nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia" (Điều 20).

Theo đó, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động phát triển sản xuất là hỗ trợ có điều kiện; thời gian hỗ trợ theo chu kỳ sản xuất hoặc theo thời hạn đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia. Ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ các dự án, kế hoạch, phương án, mô hình phát triển sản xuất thực hiện trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chi phí lựa chọn dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất (bao gồm chi phí khảo sát, đánh giá; thành lập hội đồng lựa chọn dự án, mô hình; lựa chọn đơn vị đặt hàng, giao nhiệm vụ; tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ; thẩm định giá trong phương án mua sắm vật tư, hàng hóa, dịch vụ) được tính trong kinh phí thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất hoặc kinh phí thường xuyên của cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất; không vượt quá 5% tổng kinh phí được giao để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất.

Ưu tiên sử dụng giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa, dịch vụ khác do người dân trực tiếp sản xuất tại địa bàn triển khai dự án. Đơn giá thu mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tính theo giá thị trường trên địa bàn tại cùng thời điểm, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận tại giấy biên nhận mua bán với người dân.

Các dự án, kế hoạch, phương án, mô hình (gọi chung là dự án) phát triển sản xuất phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia dự án là đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên nguồn lực hỗ trợ thực hiện dự án có trên 70% người dân tham gia dự án là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo.

Thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất căn cứ kết quả nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành theo tiến độ từng năm hoặc giai đoạn.

Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

Theo Nghị định, điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị là: Dự án, kế hoạch liên kết phải xác định được kết quả về chỉ số tạo việc làm, mức tăng thu nhập, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo kế hoạch năm và thời điểm kết thúc dự án. Đơn vị chủ trì liên kết và các đối tượng liên kết phải có hợp đồng hoặc biên bản hợp tác về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm.

Nội dung hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình phù hợp với từng chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó ưu tiên thực hiện các nội dung hỗ trợ đối tượng liên kết: Đào tạo kỹ thuật sản xuất; tập huấn nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường. Chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi. Vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi. Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước: Hỗ trợ tối đa không quá 80% tổng chi phí thực hiện một dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 70% tổng chi phí thực hiện một dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khó khăn; không quá 50% tổng chi phí thực hiện một dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia.

Nguồn: https://khanhhoa.gov.vn/

[Đăng ngày: 04/06/2024]

Chính sách BHXH, BHYT Điểm tựa an sinh vững chắc

BHXH, BHYT là hai chính sách nhân văn, ưu việt của Đảng và Nhà nước, giữ vai trò trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội quốc gia.

Chính sách BHXH, BHYT do Nhà nước tổ chức, thực hiện, hoạt động vì mục đích an sinh xã hội, không vì lợi nhuận nhằm ổn định lâu dài đời sống người dân, NLĐ; bảo đảm mọi công dân đều được thụ hưởng các quyền lợi an sinh (các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí…) và được KCB, hưởng quyền lợi các dịch vụ kỹ thuật y tế, thuốc… do quỹ BHYT chi trả, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Nguồn: Tapchibaohiemxahoi.gov.vn

 



Đang online: 3

Số lượt truy cập: 1026482