GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ ÁN 30
I. Giới thiệu chung
Trong đời sống
hàng ngày, người dân và doanh nghiệp phải tuân thủ rất nhiều
các qui định về thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính trên
nhiều lĩnh vực đang là rào cản đối với hoạt động kinh doanh
và đời sống nhân dân, gây tốn kém, ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế.
Để giải quyết
các bất cập trên, ngày 10 tháng 01 năm 2007 Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đơn
giản hóa Thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà
nước giai đoạn 2007 – 2010 (gọi tắt là Đề án 30) và Quyết
định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 ban hành kế
hoạch thực hiện Đề án 30, đưa ra một hệ thống giải pháp tổng
thể, công khai, minh bạch nhằm thống kê rà soát, đơn giản
hóa thủ tục hành chính.
Mục tiêu của Đề
án 30 nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công
khai, minh bạch của thủ tục hành chính; tạo sự thuận lợi cho
cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện
thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng
chống tham nhũng và lãng phí.
Đề án 30 bao gồm 03 giai đoạn:
1. Giai đoạn
1: Thống kê thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai
hành chính; yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp giấy phép,
giấy chứng nhận, giấy đăng ký, chứng chỉ hành nghề, thẻ, phê
duyệt, chứng chỉ, văn bản xác nhận, quyết định hành chính,
giấy xác nhận, bản cam kết, biển hiệu, bằng, văn bản chấp
thuận và các loại khác (sau đây gọi tắt là yêu cầu
hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính). Việc thống
kê thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính được
thực hiện thông qua Biểu mẩu 3).
2. Giai đọan
2: Rà soát thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành
chính, các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành
chính (thông qua Biểu mẫu 2 và Biểu mẫu 3).
3. Giai đoạn
3: Thi hành các khuyến nghị đơn giản hóa thủ tục hành
chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, yêu cầu hoặc điều
kiện để thực hiện thủ tục hành chính.
II. Giải thích thuật ngữ:
- Thủ tục hành
chính được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện và hồ sơ do
cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết
một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
- Một thủ tục
hành chính có thể gồm các bộ phận cấu thành:
· Tên thủ tục
hành chính;
· Trình tự thực
hiện;
· Cách thức thực
hiện;
· Hồ sơ (thành
phần, số lượng hồ sơ);
· Thời hạn giải
quyết/trả lời kết quả;
· Cơ quan, đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính;
· Kết quả của
việc thực hiện thủ tục hành chính.
III. Nhiệm vụ của Đề án 30:
1. Thống kê tất
cả các thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính,
các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính
đang được áp dụng tại các cấp chính quyền (trung ương, tỉnh,
huyện, xã). Việc thống kê qua Biểu mẫu 1 để đưa vào cơ sở dữ
liệu điện tử quốc gia về thủ tục hành chính.
2. Công bố công
khai tất cả các thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai
hành chính, các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục
hành chính trên Trang thông tin điện tử của Tổ công tác
chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính
phủ.
3. Rà soát từng
thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, yêu cầu
hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính và rà sóat
theo nhóm (cụ thể thủ tục hành chính; mẫu tờ khai hành
chính, yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành
chính) những thủ tục hành chính có liên quan chặt chẽ với
nhau theo các tiêu chí đã được chuẩn hóa trên cơ sở bảo đảm
tính hợp pháp, tính cần thiết và sự hợp lý của thủ tục hành
chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu hoặc
điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính. Việc rà soát được
thực hiện thống nhất theo Biểu mẫu do Tổ công tác chuyên
trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ
phát hành.
4. Xây dựng các
khuyến nghị cụ thể cần thiết nhằm đơn giản hóa hoặc bãi bỏ,
hủy bỏ, sửa đổi các thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai
hành chính, các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục
hành chính không hợp pháp, không cần thiết và không hợp lý
trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Các bộ, cơ quan
ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các khuyến nghị
đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.
IV. Phạm vi Đơn giản hóa của Đề án 30:
1. Đề án 30 áp
dụng với các thủ tục hành chính sau:
· Thủ tục hành
chính giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân, tổ chức
liên quan đến đời sống của nhân dân.
· Thủ tục hành
chính giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân, tổ chức
liên quan đến hoạt động kinh doanh.
2. Đề án 30
KHÔNG áp dụng đối với các thủ tục hành chính sau:
· Trong quản lý
nội bộ của các cơ quan nhà nước như thủ tục tăng lương, khen
thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức;
· Giữa các cơ
quan quản lý nhà nước không liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh và đời sống của nhân dân;
· Liên quan đến
bí mật nhà nước hoặc an ninh quốc gia.
3. Thủ tục hành
chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu hoặc
điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính thuộc phạm vi đơn
giản hóa của Đề án 30 được qui định trong các văn bản sau
đây:
1. Luật và Nghị
quyết của Quốc Hội,
2. Pháp lệnh và
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
3. Lệnh, Quyết
định của Chủ tịch nước,
4. Nghị định,
Nghị quyết của Chính phủ,
5. Quyết định,
chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ,
6. Văn bản chỉ
đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ,
7. Quyết định,
chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ,
8. Công văn,
thông báo, hướng dẫn và các văn bản hành chính khác của Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu các tổ
chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ,
9. Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân các cấp; Quyết định và Chỉ thị của Ủy
ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã).
10. Công văn,
thông báo, thông cáo, hướng dẫn và các văn bản hành chính
khác không phải là văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp và các sở, ban ngành và
đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện./.