Nâng
cao hiệu quả công tác kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng
Kiểm soát quyền lực được Đảng ghi nhận từ rất sớm;
đến nay, cơ chế này ngày càng được hoàn thiện. Nhận thức được tầm quan trọng
của việc kiểm soát quyền lực đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tỉnh đã
xác định một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả của kiểm
soát quyền lực.
Tăng cường kiểm soát quyền lực
Thời gian qua, Đảng ta đã đề ra và hoàn thiện nhiều quan điểm, chủ trương liên
quan trực tiếp đến kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng. Có thể kể
đến Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Kết luận số 21-KL/TW,
ngày 25-10-2021 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn
chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Quy định số
205-QĐ/TW, ngày 23-9-2019 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công
tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền… Có thể khẳng định, chưa bao giờ công
tác phòng, chống tham nhũng lại được chỉ đạo mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, hiệu
quả như hiện nay; đã để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội,
góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội,
củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Cuốn sách “Kiên
quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây
dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng.
|
Nhận
thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát quyền lực đối với công tác phòng,
chống tham nhũng. Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã lãnh đạo,
chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng phổ biến, quán triệt và thực hiện nghiêm túc
các chỉ thị, nghị
quyết, quy định, quan điểm của Trung ương liên quan trực tiếp đến kiểm soát
quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã đăng tải và
tuyên truyền thường xuyên nội dung kiểm soát quyền lực đối với công tác phòng,
chống tham nhũng tại Trang Thông tin điện tử (http://tuyengiaokhanhhoa.vn),
“Nha Trang Ngày Mới” do ban quản lý và biên soạn các tài liệu nội dung liên
quan về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Bản tin Thông tin nội
bộ phát hành đến các huyện, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trong toàn
tỉnh. Qua đó, góp phần hiệu quả trong công tác tuyên truyền, nâng cao hiệu quả
công tác kiểm soát quyền lực đối với phòng, chống tham nhũng.
Trong năm 2022, toàn tỉnh đã tổ chức 612 lớp cho 69.473 lượt người tham dự
nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực bằng nhiều hình thức phù hợp với tình hình của từng cơ quan, đơn vị,
địa phương. Các cơ quan báo chí của tỉnh duy trì thường xuyên các chương trình,
chuyên mục tuyên truyền, phổ biến chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; phản ánh gương người tốt, việc tốt có tinh thần
đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; các gương điển hình tiên tiến trong học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Cùng với đó, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai, minh bạch thông
tin và lấy ý kiến góp ý của nhân dân về các chế độ, chính sách, dự án... được
các cấp ủy chỉ đạo thực hiện đúng quy định, đảm bảo “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Ban tuyên giáo các cấp đã phối
hợp với các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền;
các địa phương, đơn vị đã công khai thông tin về phương án bồi thường, hỗ trợ
giải phóng mặt bằng, tái định cư; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính
với mục tiêu giảm thời gian, giảm thủ tục, giảm số lần đi lại của người dân;
triển khai đăng ký cấp hộ chiếu, khai báo lưu trú qua mạng…
Tiếp tục triển khai các giải pháp
Để nâng cao hiệu quả của kiểm soát quyền lực trong phòng, chống tham nhũng,
tỉnh đã xác định một số nhiệm vụ, giải pháp, đó là: Không ngừng nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc
hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước để nâng cao hiệu quả phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”.
Cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy và các cơ quan, đơn vị
phải nghiêm túc thực hiện những quy định của Đảng về kiểm soát quyền lực trong
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,
chỉ đạo; cụ thể hóa vào mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương một cách linh hoạt,
sáng tạo, phù hợp và hiệu quả. Cùng với đó, tiếp tục phát huy vai trò của Ban
Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đồng thời đổi mới, nâng cao chất
lượng học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; tuyên truyền, học
tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc trong đời
sống tinh thần của xã hội. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn
Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên; chủ động đấu tranh phòng, chống sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ; phát huy sức mạnh tổng hợp của thông tin, truyền
thông và đội ngũ báo cáo viên các cấp trong công tác tuyên truyền, giáo dục,
đảm bảo sự thống nhất về nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân
về kiểm soát quyền lực nhà nước gắn liền với phòng, chống tham nhũng. Hiện nay,
ngành tuyên giáo toàn tỉnh đang triển trai thực hiện Quyết định số 238-QĐ/TW,
ngày 30-9-2020 của Ban Bí thư khóa XII về “Quy chế phối hợp giữa Ban Tuyên giáo
các cấp với cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc thực thi pháp luật, triển khai
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm, nhân dân
quan tâm. Trong đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức ký kết Chương trình phối hợp
với gần 20 cơ quan, đơn vị nhằm tăng cường phối hợp, nâng cao hiệu quả công tác
tư tưởng, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, hành động của hệ thống chính trị
và nhân dân trong thực thi pháp luật; triển khai kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội; giải quyết các vấn đề nổi cộm, được người dân quan tâm...
Có thể nói rằng, chưa bao giờ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà
trọng tâm là việc kiểm soát quyền lực được tỉnh triển khai đồng bộ, quyết liệt
và hiệu quả như hiện nay. Các nghị quyết, chỉ thị, quy định được quán triệt và
thực hiện nghiêm túc; công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế
- xã hội và phòng, chống tham nhũng được từng bước hoàn thiện theo hướng “không
thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng. Qua đó, góp phần quan
trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự phấn
khởi, tin tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng, sự điều hành của Nhà nước trong bối cảnh Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
Khánh Hòa tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm thực hiện
hiệu quả mục tiêu, định hướng của năm “quy hoạch - đầu tư” tạo đà bứt phá trong
phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hiện thực hóa Nghị quyết số 09-NQ/TW của
Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045.
Nguồn từ Cổng thông tin điện tử Tỉnh uỷ Khánh Hoà